Niêm mạc dạ dày là gì? Tác động của niêm mạc dạ dày với bệnh loét dạ dày

Niêm mạc dạ dày

Gồm 2 phần chính:

1. Một lớp tế bào biểu mô tiết nhầy hình trụ, bao phủ khắp bề mặt niêm mạc dạ dày tiết ra chất nhầy hay niêm dịch (mucus) có tác dụng làm trơn và bảo vệ dạ dày khỏi tác dụng của các chất tiết acid và enzyme

2. Các tuyến dạ dày (glandulae gastricae) gồm 3 loại: các tuyến tâm vị, các tuyến chính của thân vị và đáy vị, các tuyến môn vị.

– Các tuyến tâm vị

– Các tuyến chính của thân vị và đáy vị

+ Các tế bào chính tiết các enzyme tiêu hoá của dạ dày.

+ Các tế bào thành.

+ Các tế bào tiết nhầy, nằm rải rác ở giữa các loại tế bào khác, và đặc biệt có nhiều ở quanh cổ các tuyến, là những tế bào tiết nhầy điển hình.

+ Các tế bào ngấm bạc có ở mọi loại tuyến dạ dày

+ Các tế bào trụ không biệt hoá có mặt với một số ít, và có vẻ là nguồn tế bào thay thế mới cho những tế bào bị mất đi.

Niêm mạc dạ dày gồm hai phần chính

Niêm mạc dạ dày gồm hai phần chính 

Loát dạ dày

Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì một độ pH thấp sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể. Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật