Sốt xuất huyết - triệu chứng ban đầu và cách phòng tránh bệnh

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Bác sĩ luôn khuyến cáo bạn phải hết sức thận trọng

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Tác nhân truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus (có tỉ lệ thấp hơn). Hai loại muỗi trên cũng là tác nhân truyền nhiễm bệnh sốt Chikungunya, sốt vàng và bệnh Zika. Hiện nay, sốt xuất huyết được xem là bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe trên toàn cầu mặc dù trước đây từng là một bệnh lành tính và ít xảy ra. Tuy nhiên, trong các thập kỷ gần đây, bệnh xảy ra thường xuyên trên diện rộng hơn và có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong

Biện pháp phòng tránh:

Cách tốt nhất để phòng bệnh đó là không để bị muỗi cắn (đặc biệt là vào ban ngày):

Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, màu sắc trung tính; Thoa kem chống muỗi (chứa 20-30% DEET hoặc 20% Picaridin). Thoa kem chống muỗi 20 phút sau khi thoa kem chống nắng Hạn chế nơi sinh sản của muỗi bằng cách vệ sinh các vật dụng chứa nước hàng tuần; Diệt muỗi trong nhà và các khu vực lân cận. Sử dụng quạt, điều hòa và mắc màn chống muỗi khi ngủ.

Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh?

Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng khoảng 4 - 7 ngày sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiệt đới khác như bệnh sốt rét Việc chẩn đoán sớm bệnh rất quan trọng để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp và kịp thời đưa ra giải pháp nếu bệnh tiến triển xấu đi.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng ban đầu của bệnh là:

Sốt đột ngột;

Cảm thấy ớn lạnh;

Đau đầu, lưng và các chi;

Đau dây thần kinh;

Ngoài ra còn có thể:

Chán ăn;

Tiêu chảy;

Phát ban đỏ.

Bệnh nhân có thể sốt lên đến 41°C và sốt kéo dài từ 3 - 7 ngày.

Nên làm gì khi các triệu chứng bệnh xuất hiện?

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không có các triệu chứng lâm sàng kể trên, vì vậy nếu bị sốt kéo dài trên 48 tiếng thì nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

Trong trường hợp không được chăm sóc y tế, bệnh nhân cần tránh bị mất nước dùng thuốc hạ sốt và đặc biệt theo dõi nếu xuất hiện các triệu chứng như chảy máu mũi, chảy máu nứu phát ban

Nên đi gặp bác sĩ khi bị sốt xuất huyết

Nên đi gặp bác sĩ khi bị sốt xuất huyết

Điều trị bệnh

Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết tự phát được điều trị đúng cách sẽ không tiến triển thành các dạng nặng hơn hoặc hội chứng sốc xuất huyết Bệnh nhân cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau khi triệu chứng sốt đã giảm. Đồng thời:

Sử dụng paracetamol dạng uống để kiểm soát sốt và các cơn đau; Uống đủ nước; Chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Vắc xin Senfaxia của Sanofi Pasteur có tác dụng đối với cả bốn chủng virus sốt xuất huyết vắc xin hiện được sử dụng tại 10 quốc gia có nguy cơ bùng phát dịch sốt dengue là: Brazil, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Indonesia, Mexico, Paraguay, Peru, Philippines, và Singapore. Tuy nhiên, hiện nay vắc xin chưa được lưu hành rộng rãi

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật