Vừng đen - "Thần dược" cải thiện huyết áp hiệu quả đến không ngờ

Vừng có tỉ lệ chất béo thực vật rất cao (tỉ lệ 50-60%), cũng có đến 20% chất đạm, có nhiều vi lượng quý.

Tên khoa học Sesamim idicum.

Tên khác: Hồ ma, hắc chi ma, mè.

Cây vừng cho ta ba vị thuốc đông y: hạt vừng (hồ ma), hoa vừng (luy hoa đắp vào mắt bị đau) và toàn thân cây vừng (hồ ma thảo, người Ấn Độ, Trung Quốc thường thái phơi, sao qua, sắc đặc dùng làm thuốc mọc tóc và giữ cho mái tóc đen lâu).

Về vai trò TPCN chỉ có hạt vừng, đặc biệt là vừng đen là có giá trị

Công dụng bổ thận (sắc đen ứng vào tạng thận) bổ huyết, sinh tinh, tư âm hạ hỏa (bổ vào chân âm, hạ được thực hỏa, hạ huyết áp). Vừng có tỉ lệ chất béo thực vật rất cao (tỉ lệ 50-60%), cũng có đến 20% chất đạm có nhiều vi lượng quý như pentozan, lexitin, phytin và cholin, các vitamin A, B1, B2 và nhiều vitamin D.

Y học cổ truyền cho rằng: vừng có vị ngọt, tính bình, không độc vào 4 kinh, phế, tỳ, can và thận Có tác dụng ích gan bổ thận nhuận táo nuôi huyết, là thuốc tư dưỡng cường tráng, chủ trị thương phong, hư nhiệt, bổ ngũ tạng, ích khí lực, đầy não tủy, bền gân cốt, sáng mắt tỏ tai, quên đói sống lâu…

Dùng lâu ổn định được huyết áp cải lão hoàn đồng, chống lão hóa các chức năng cơ bản trẻ em béo tốt, người đẻ lợi sữa người cao niên hồng hào, minh mẫn ích thọ.

Liều TPCN

- Trẻ em ngày 10-15gr tùy theo độ tuổi.

- Người lớn 15-30gr/ngày chia dùng 1-2 lần lúc chiều mát hoặc tối muộn. Cách dùng sao chín, tán hoặc giã nhỏ trộn ít đường hoặc mật ong xúc ăn.

- Liệu trình 5-7 ngày 10-15 liệu trình/năm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật