Xích thược - vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền chữa huyết ứ, kinh đau

Xích thược, bạch thuốc là vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Tránh nhầm lẫn với cây hoa thược dược được trồng làm cảnh vào dịp Tết, thuộc cây Dahiia variabilis Desf, họ Cúc (Asteraceae). Theo đông y, dược liệu có vị đắng, chua, không mùi, tính hơi lạnh, có tác dụng bổ huyết, thu liễm (đối với bạch thược); hoạt huyết, tán tà (đối với xích thược).

Bạch thược và xích thược được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa nhức đầu, chóng mặt, tai ù, hoa mắt, bế kinh: bạch thược 16g, thục địa 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong kinh: bạch thược 20g, lá trắc bá (sao đen)12g. Sắc uống.

Chữa liệt nửa người do tai biến mạch máu não: xích thược 6g, đương quy 8g xuyên khung 8g hồng hoa 4g địa long 4g đào nhân 4g hoàng kỳ 16g. Sắc uống trong ngày.

Chữa băng huyết, khí hư: xích thược 40g, hương phụ 40g. Hai vị tán nhỏ, trộn đều. Mỗi lần uống 6-8g. Ngày 2 lần, uống trong 5 ngày.

Chữa huyết ứ, kinh đau: xích thược 8g xuyên khung 8g, đương quy 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, huyền hồ 8g, hương phụ 8g, thanh bì 8g, chỉ xác 8 ngưu tất 12g, mộc hương 6g cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.

Chữa đau dây thần kinh liên sườn: bạch thược 40g, bạch vi 40g. Hai vị trên sao với rượu tán nhỏ, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.

Chữa đau vùng thượng vị, đầy bụng, ợ hơi: bạch thược 15g sài hồ 12g, chỉ xác 8g, xuyên khung 8g hương phụ 8g, thanh bì 8 cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật