Hương phụ - Thành phần hóa học, tác dụng dược lý của cây hương phụ

Hương phụ

Hương phụ còn gọi là cây cỏ cú, củ gấu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Củ gấu Cyperus rotundus L. thuộc họ Cói (Cyperaceae) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Cây Củ gấu mọc khắp nơi trên đất nước ta và nhiều nước khác châu Á như Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Indonesia.

Tính vị qui kinh: Vị cay hơi đắng, hơi ngọt, tính bình. Qui kinh Can, Tam tiêu.

Thành phần chủ yếu

Beta-pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Cyperene, Seli-natriene, Beta-selinene, Alpha-cyperone, Beta- cyperone, Patchoulenone, Alpha-rotunol, Beta-rotunol, Cyperol, Isocyperon, Co-padiene, Epoxygaine, Cyperolone, Rotundole, Kobusone, Isokobusone glucose Fructose.

Cây hương phụ chứa glucose, fructose điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Cây hương phụ chứa glucose, fructose điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Tác dụng dược lý của hương phụ

1.Theo Y học cổ truyền

Hương phụ có tác dụng sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống. Chủ trị các chứng: Can khí uất trệ, sán khí thống kinh nguyệt không đều thống kinh, nhũ phòng trướng thống.

2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại

+ Thuốc có tác dụng ức chế tử cung gần như Đương qui tố nhưng yếu hơn. Tinh dầu có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ. Vì thế mà Hương phụ thường dùng làm thuốc điều kinh.

+ Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng kháng viêm giảm đau và giải nhiệt nhẹ. Có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh.

thuốc có tác dụng cường tim và hạ áp. Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng.

+ Tinh dầu Hương phụ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lî Sonner. Chất chiết xuất thuốc có tác dụng đối với một số nấm

Ứng dụng lâm sàng

- Trị đau sườn ngực và đau dạ dày cơ năng

- Trị đau bụng kinh rối loạn kinh nguyệt

- Trị rối loạn tiêu hóa ăn không biết ngon

Hương sa dưỡng vị hoàn, thang, quả sắc uống trị tỳ vị hư nhược, ăn kém ngon, nôn tiêu chảy bụng đầy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật