Những điều các chị em phụ nữ ít biết về đau bụng kinh

Chắc hẳn đau bụng kinh là nỗi thống khổ của không ít chị em phụ nữ. Nhưng bạn đã thực sự hiểu về những cơn đau tháng nào cũng phải trải qua này chưa?

Đau bụng kinh nguyệt là triệu chứng khó chịu thường gặp ở chị em, nó khiến chị em phụ nữ mệt mỏi đau lưng đau bụng âm ỉ, có khi là đau bụng dữ dội kèm huyết áp tụt, toát mồ hôi chân tay lạnh, mặt nhợt nhạt buồn nôn chướng bụng bị tiêu chảy hoặc ói mửa.…Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ còn trẻ, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc vài ngày.

Thông thường đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung lạc nội mạc tử cung…). Việc này ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Thậm chí nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh:

- Tử cung quá co thắt, co thắt mạnh, vị trí tử cung lệch về phía sau hoặc phía trước so với bình thường… khiến máu kinh lưu thông chậm, cơ tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài dẫn đến đau bụng.

- Ống cổ tử cung quá hẹp khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh khiến đau bụng kinh.

- Do di truyền: nếu bà, mẹ bị đau bụng kinh thì di truyền cho con gái, cháu gái cũng sẽ bị đau bụng kinh

- Cơ tử cung co bóp mạnh kết hợp hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, cơ thể nào có chất cảm thụ đặc hiệu với prostaglandin quá nhạy khiến cơn đau bụng càng dữ dội hơn.

- Sự giảm đột ngột progesteron và estrogen trong ngày đầu của chu kì kinh cũng là 1 yếu tố khiến đau bụng kinh.

- Do ăn uống đồ lạnh vào gần ngày kinh nguyệt, tâm lí tinh thần không thoải mái.

- Cơ thể yếu trúng gió gặp những chất hóa học công nghiệp như xăng, dầu … có thể khiến bạn không những đau bụng kinh mà còn bị nôn hoặc buồn nôn, chân tay lạnh, toát mồ hôi

- Do một số chị em quá mẫn cảm với cảm giác đau hoặc do vận động mạnh, cơ thể bị lạnh.

- Mắc một số bệnh phụ khoa như: viêm tiểu khung nhân xơ tử cung hoặc đặt dụng cụ tránh thai lạc nội mạc tử cung

Mắc một số bệnh phụ khoa thường khiến các chị em đau bụng

Mắc một số bệnh phụ khoa thường khiến các chị em đau bụng

Đau bụng kinh có nhiều cấp đọ, có người đau ít, có người đau nhiều. Nếu bạn bị đau kinh khủng đến vã mồ hôi, tím tái mặt mày chỉ muốn ngất ra thì có 2 lý do: o các chất cảm thụ đặc hiệu với prostaglandin quá nhậy nên chúng làm cơn đau dữ dội hơn và do màng trinh của bạn không có lỗ thủng hoặc lỗ quá bé khiến tử cung co thắt đẩy máu quay trở lại.

Theo các bác sĩ, chứng đau bụng kinh thường không cần điều trị bằng thuốc mà chỉ cần dùng các phương pháp làm giảm cơn đau. Bạn có thể chườm nóng, hoặc có thể uống một chút nước gừng. Đây cũng là cách làmấm bụng để giảm cơn đau.

Bên cạnh đó, trước kỳ kinh nguyệt từ 3-5 ngày, bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh thực phẩm tươi sống thực phẩm nhiều gia vị hay các loại thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng. Không nên ăn nhiều một lúc mà chia thành các bữa nhỏ, tránh những thức ăn gây đầy bụng khó tiêu

Ngoài ra, bạn cũng cần ăn các loại thực phẩm chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... bởi nó hỗ trợ khá tốt trong việc giảm cơn đau. Nên giữ ấm cơ thể để thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp. Bạn nên uống nước ấm và dùng túi giữ nhiệtđặt lên bụng để giúp giảm cơn đau.

Đặc biệt là trong đêm trước của chu kỳ 'đèn đỏ', bạn nên đi bộ nhiều hơn để giúp cơ thể thoải mái. Một số vị thuốc đông y như ích mẫu ngải cứu cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh. Bạn có thể sắc rồi lấy nước uống trong những ngày bị chứng này hành hạ. Nếu bạn đau quá mức, các biện pháp kể trên chỉ giảm được một phần thì nên hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau. Còn nếu cơn đau có tính chất khác thường, hay vẫn đau bụng ngay cả khi đã hết kinh thì bạn nên đến bệnh viện khám ngay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật