Cách sơ cứu ngộ độc thức ăn ở trẻ em mẹ không nên bỏ qua

Các mẹ đã biết các xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn như thế nào chưa Sau đây là cách sơ cứu ngộ độc thức ăn ở trẻ em, các mẹ cùng tham khảo bỏ túi có lúc cần dùng nhé.

Cách sơ cứu ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không cho bé ăn món đó nữa và ngay lập tức dùng biện pháp kích nôn cho bé. 

Cách sơ cứu ngộ độc thức ăn cho béCách sơ cứu ngộ độc thức ăn cho bé

Hết sức chú ý những lúc trẻ bị nôn và cả lúc đang ngủ. Bởi ở nhiều em bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt, và nôn trong tư thế nằm như vậy rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Khi nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc khó thở và có thể dẫn đến tử vong

Bổ sung Oresol cho trẻ là cách sơ cứu ngộ độc thức ăn cần thiết cho bé: Khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước rối loạn điện giải Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhưng cần nhớ nguyên tắc, pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Nhiều trường hợp thấy con đi ngoài quá nhiều, lo sợ con mất nước, bố mẹ pha cốc oresol 200ml bắt con uống bằng hết khiến bé lại nôn vọt ra ngoài, không thể bù đắp nổi tình trạng thiếu nước.

Cũng cần nhớ, nếu uống oresol theo nguyên tắc ít một nhưng mỗi lần uống bé vẫn bị nôn, rồi tình trạng đi ngoài quá nhiều thì hãy nhanh chóng đưa con tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch  

Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn không nên cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảyKhi trẻ bị ngộ độc thức ăn không nên cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy

Áp dụng các cách sơ cứu ngộ độc thức ăn cho bé là điều cần thiết. Tuy nhiên, không dùng thuốc cầm tiêu chảy: Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thực phẩm thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống hết ra ngoài là bệnh sẽ khỏi. Trong nhiều trường hợp, uống thuốc kháng sinh cầm đi ngoài càng khiến vi khuẩn độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến người bệnh đầy hơi chướng bụng đau bụng vô cùng khó chịu.

Ngộ độc thức ăn là bệnh có thể tự xử lý ở nhà mà không cần đến bác sỹ nếu phát hiện kịp thời và có cách sơ cứu đúng phương pháp. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, dù đã có cách sơ cứu ngộ độc thức ăn bạn vẫn nến đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được khám chữa và điều trị nhé. 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật