Rối loạn điện giải là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Rối loạn điện giải là gì?
Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng của các chất khoáng trong cơ thể. Để cơ thể có thể hoạt động bình thường, một số khoáng chất cần được duy trì ở một nồng độ nhất định và đảm bảo cân bằng giữa các chất. Nếu không, các cơ quan giữ các chức năng sống còn của cơ thể như cơ và não sẽ bị rối loạn.
Chất điện giải bao gồm các khoáng chất như canxi clo magie phosphate kali và natri Chúng hiện diện trong máu dịch thể và nước tiểu Chúng có mặt và cũng được tiêu hóa kèm theo thức ăn đồ uống thuốc và các loại thực phẩm chức năng.
Rối loạn điện giải là sự mất cân bằng các chất khoáng
Triệu chứng của rối loạn điện giải
Mất cân bằng điện giải ở mức độ nhẹ có thể không biểu hiện triệu chứng gì. Rối loạn này nhiều khi không được phát hiện cho tới khi bệnh nhân tình cờ đi xét nghiệm máu định kỳ. Rối loạn điện giải có thể chuyển sang mức độ nguy hiểm hơn, các triệu chứng có thể biểu hiện ra bên ngoài. Mất cân bằng mỗi loại chất điện giải có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên, một số triệu chứng chung phổ biến nhất bao gồm:
- nước tiểu sẫm màu (dấu hiệu mất nước)
- Loạn nhịp tim
- Mệt mỏi
- Co giật
- buồn nôn và/hoặc nôn mửa
- rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón)
- Đau bụng
- Yếu cơ
- Đau cơ
- Thay đổi tâm trạng (dễ bị kích thích, lú lẫn, trầm cảm)
- Đau đầu.
Rối loạn điện giải dễ kích thích, mệt mỏi
Nguyên nhân gây nên rối loạn điện giải ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn điện giải trong cơ thể. Trong số này chúng ta có thể kể ra hai nguyên nhân chính sau.
- Thứ nhất là nguyên nhân ngoài thận: Khi trẻ gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp và mạn, nôn, đái tháo đường, đái nhạt thường xảy ra ở thận. Đây là một trong những nguyên nhân khiến lượng nước trong cơ thể trẻ bị suy giảm.
Khi tế bào trong cơ thể bị mất nước nhẹ, cơ thể chúng ta sẽ lấy lượng nước có sẵn trong cơ thể để chuyển hóa các chất. Nếu không bổ sung kịp thời lại lượng nước ấy sẽ gây ra tình trạng rối loạn nước điện giải.
- Thứ hai là do sự rối loạn tại thận và thượng thận: Nếu trẻ mắc một số bệnh như tăng sản tuyến thượng thận suy thận cấp và mạn và bệnh ống thận... đều có khả năng dẫn đến nguy cơ rối loạn nước và điện giải vì các bệnh này thường khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng. Thời gian bệnh kéo dài sẽ khiến cho cơ thể trẻ không đủ nước để chuyển hóa chất khoáng hay lưu thông máu.
Trẻ sẽ bị thiếu máu lơ mơ suy tuần hoàn lừ đừ nôn mửa co giật bụng chướng, Đây chính là hiện tượng rối loạn nước và điện giải.
- Rối loạn nhịp dễ chẩn đoán nhưng lại khó điều trị, bạn... (Thứ năm, 07:37:12 22/11/2018)
- Bạn có thể phát hiện tình trạng thiếu canxi từ bằng những... (Chủ nhật, 16:10:11 18/11/2018)
- Hội chứng Gilbert và bệnh vàng da là bệnh như thế nào? (Thứ năm, 07:40:07 15/11/2018)
- Những bệnh lạ khiến cho cơ thể mùi như cá ươn, bắp cải... (Thứ Ba, 13:46:09 13/11/2018)
- Đừng coi thường mất ngủ vì nó đã từng giết chết 2 thế hệ (Thứ Hai, 01:01:04 12/11/2018)
- Sốt phát ban như hoa hồng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả (Chủ nhật, 21:12:07 11/11/2018)
- BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú: Điều cần biết về viêm mao mạch dị ứng (Thứ năm, 09:42:04 08/11/2018)
- Rối loạn chuyển hóa axit amin: Bệnh phenylketon niệu (Thứ tư, 09:48:13 07/11/2018)
- Tràn khí trung thất là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh (Thứ Ba, 16:48:11 06/11/2018)
- Tràn khí dưới da là gì? Biểu hiện và những nguyên nhân phổ... (Thứ Ba, 16:47:08 06/11/2018)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023