6 nguyên tắc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định phải nhớ

Người nội trợ không chỉ nấu ăn ngon mà còn cần phải chế biến thức ăn an toàn để tránh nhiễm khuẩn. Có những nguyên tắc dưới đây có thể bạn cũng biết nhưng thường bỏ qua.

1. Rửa tay

Nên rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thức ăn

Nên rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thức ăn

Nhiều chị em thường không có thói quen rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thức ăn.

Rửa tay dưới vòi nước bằng xà bông hoặc dung dịch rửa tay diệt khuẩn, nhớ rửa cả mu bàn tay kẽ ngón, dưới móng và phải lau khô tay vì tay ướt, vi khuẩn dễ lây lan hơn.

2. Vệ sinh 

Trước khi chế biến thực phẩm cần làm sạch mặt bàn nhà bếp nơi sẽ bày thức ăn để nấu nướng, các dụng cụ nấu bếp như bồn rửa, dao, thớt, nồi, chảo, chén, đĩa, tô… Mỗi ngày nhớ giặt sạch khăn lau chén, nhất là miếng xốp rửa chén vì đây là nơi trú ngụ của vi khuẩn và nên thay mới mỗi tháng một lần.

Theo nghiên cứu của GS.TS Vi sinh học Charles Gerba (ĐH Arizona, Mỹ), trên giẻ rửa bát hay giẻ lau bếp chứa khoảng 4 triệu con vi khuẩn/ 1cm2 nếu là giẻ bằng mút, và khoảng 1 triệu con vi khuẩn/ 1cm2 nếu là giẻ bằng vải. 

3. Phân loại thực phẩm

Nên phân loại thực phẩm không nển lẫn các loại thức ăn với nhau

Nên phân loại thực phẩm không nển lẫn các loại thức ăn với nhau

Thực phẩm tươi sống thường chứa nhiều vi khuẩn gây hại và có thể dễ lây lan. Vì vậy, cần phải tách riêng thực phẩm tươi sống:

Không sử dụng chung thớt khi chế biến thức ăn chín và thức ăn sống. Thớt được dùng để chặt thịt tươi, đồ sống… nên nguy cơ lưu lại những vi khuẩn như salmonella và campylobacter – các loại vi khuẩn thường có trong thịt sống.

Không để chung bất kỳ loại thực phẩm tươi sống với trái cây và thức ăn đã chế biến. Không để nước tiết ra dính vào những thực phẩm khác

Bảo quản thức ăn thươi sống vào tủ lạnh nên cho từng loại vào gộp riêng dẽ và không nên để quá lâu, nếu để 1-2 ngày thì tốt nhất nên cho vào ngăn đá. Trứng cũng dễ nhiễm khuẩn nên để nguyên trong hộp và cho vào ngăn mát, không để ở cửa tủ lạnh.

4. Nấu thức ăn

Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp để loại trừ mầm bệnh Nấu xong nếu chưa ăn, giữ nóng thức ăn ở nhiệt độ khoảng 60 độ C, vì thức ăn nguội thì vi khuẩn dễ xâm nhập. Không để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá hai giờ, nên bảo quản trong tủ lạnh.

Ngoài ra, khi ướp thức ăn, dù trong thời gian ngắn một-hai giờ, không nên để bên ngoài bếp mà phải cho vào tủ lạnh, đem ra trước khi nấu khoảng 15 phút.

5. Hạn sử dụng

Trước khi bảo quản thực phẩm cần kiểm tra nhãn sử dụng để bảo quản đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi dùng cũng phải kiểm tra để xem thực phẩm còn hạn sử dụng hay không. Ngoài ra, cũng nên lưu ý kỹ hạn sử dụng sau khi mở bao bì, thường rất ngắn dù hạn sử dụng vẫn còn.

Trường hợp trên nhãn ghi “sử dụng trước ngày” (use by), tuyệt đối không dùng nếu đã quá hạn vì thực phẩm có thể đã nhiễm khuẩn dù trông vẫn còn tươi ngon.

6. Bảo quản lạnh

Nhiệt độ lạnh làm chậm sự tăng trưởng vi khuẩn vì vậy làm lạnh thức ăn nhanh chóng và đúng cách rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm Thức ăn còn thừa phải cho vào hộp sạch, bảo quản trong tủ lạnh. Để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, có thể chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ để mau lạnh. Không “chất đống” thức ăn trong tủ lạnh vì khí lạnh khó lưu thông ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật