Chất tạo nạc phát hiện trong thịt lợn gây hậu quả khiến bạn phải giật mình

Mới đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện 750 kg chất tạo nạc tại một cơ sở sản xuất thuốc thú y trên địa bàn quận Tân Phú, TP HCM, trong đó có Salbutamol - chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Theo các chuyên gia, nếu chúng ta ăn phải loại thịt lợn có tồn dư của chất tạo nạc, cơ thể sẽ nhiễm độc, gây rối loạn tiêu hóa nhịp tim nhanh, thậm chí mất mạng.

Chất tạo nạc - chất cấm sử dụng trong chăn nuôi

Mới đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện 750 kg chất tạo nạc tại một cơ sở sản xuất thuốc thú y trên địa bàn quận Tân Phú, TP HCM, trong đó có Salbutamol - chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Điều này khiến người tiêu dùng bởi thịt lợn là loại thực phẩm được tiêu thụ phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt, đây không phải lần đầu các cơ quan chức năng phát hiện vụ việc tương tự như vậy.

Về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các chất tạo nạc cho lợn thường có nguồn gốc từ nhóm B-agonist là Salbutamol, Chlebutarol. Đây là nhóm chất độc hại mà Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay.

“Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1-2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết. Do đó, nếu ăn phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư các chất đó”, PGS Thịnh cho biết.

Theo vị chuyên gia này phân tích, chất tạo nạc đi vào cơ thể lợn sẽ làm máu ở phần thịt nạc dồn lên phía mỡ bên trên. Sau đó, phần mỡ này chuyển dần sang màu đỏ giống như thịt nạc, khiến nhiều người tiêu dùng lầm tưởng.

Riêng về Salbutamol GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh vật học Việt Nam, cho hay đây là thuốc để điều trị bệnh hen suyễn với liều lượng rất nhỏ và cần sự kiểm soát chặt chẽ của thầy thuốc.

Tuy nhiên khi sử dụng trái phép trong chăn nuôi, người ta thường dùng với liều lượng cao hơn gấp 5-10 lần so với quy định, gây nguy hiểm cho sức khỏe

“Salbutamol và Clenbutarol đều được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa Vì vậy, chất này còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì người sử dụng sẽ hấp thụ bấy nhiêu.

Sau một thời gian tích lũy trong cơ thể, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc gây nhức đầu run tay chân buồn nôn nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp rối loạn tiêu hóa Trường hợp ngộ độc nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng”, PGS Thịnh khuyến cáo.

Riêng về khả năng gây ung thư chuyên gia này cho biết hiện nay chưa có công bố chính thức về điều này. Mặc dù vậy, chất tạo nạc vẫn là hóa chất có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.

Dù Salbutamol (một hóa chất tạo nạc phổ biến nhất) vẫn đang được dùng trong y tế, nhưng PGS Thịnh vẫn khẳng định: “Không có nghĩa chúng được dùng trong y tế là có thể dùng để chăn nuôi. Chúng ta vẫn bán thuốc trừ sâu nhưng không thể dùng để làm các việc khác. Do đó, người tiêu dùng cần chủ động hơn trong việc bảo vệ bản thân và gia đình”.

Cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc

Theo PGS Thịnh, để chọn được các loại thịt an toàn, người tiêu dùng cần lưu ý:

- Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô.

- Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.

- Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn không để lại vết lõm, dính.

- Không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh

Ngoài ra, chúng ta có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau để nhận biết thịt có sử dụng chất tạo nạc:

- Thịt lợn sử dụng chất tạo nạc có lớp mỡ mỏng (dưới 1 cm), da căng, mỏng bất thường, màu đỏ đậm như màu thịt bò Lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5-2 cm.

- Khi thái nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được.

- Phần liên kết giữa phần nạc và phần mỡ tách rời rõ rệt, thường có dịch vàng rỉ ra.

- Khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật