Rận lông mu: Dấu hiệu và cách phòng tránh rận lông mu

Rận lông mu là một loại bệnh tưởng chừng như đã biến mất thì hiện nay đang xuất hiện tại Hà Nội gây hoang mang người dân. Bài viết dưới đây hướng dẫn nhận biết và cách phòng tránh bệnh rận lông mu.

Dấu hiệu nhận biết rận lông mu

Kích thước:

Rận mu trưởng thành có kích thước từ 1,3 - 2mm, không có cánh, thân trắng và sở hữu khả năng đổi màu giống màu da người.

Rận mu thích cư trú ở đâu?

Rận mu hoạt động chủ yếu trên cơ thể con người, đặc biệt là nam giới. Bởi lông trên cơ thể nam giới thường dày, chắc, cứng nên rận lông mu sẽ bám lâu hơn và không bị văng ra ngoài. Đặc biệt, rận lông mu có các chân như càng cua nên bám vào sợi lông tóc rất khó để gỡ ra.

Rận mu hoạt động thế nào trên cơ thể?

Rận mu hoạt động chủ yếu về đêm, khi cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Khi đó, chúng tấn công cơ thể bằng cách hút máu và tiết ra nước bọt bên ngoài, gây ngứa ngáy và làm vùng da bị đốt mẩn đỏ lên, thường là các khu vực có lông hay tóc. Cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.

Rận mu hoạt động chủ yếu trên cơ thể con người, đặc biệt là nam giới

Rận mu hoạt động chủ yếu trên cơ thể con người, đặc biệt là nam giới

Phát hiện bệnh nhiễm rận lông mu thế nào?

Khi các vùng lông tóc của bạn xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu. Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Có thể thấy sưng hạch lymphô ở vùng bẹn. Có thể thấy các vết xanh ánh bạc ở vị trí bị rận cắn.

Nguyên nhân gây bệnh rận lông mu:

Bệnh lây truyền qua tiếp xúc qua đường tình dục hoặc qua áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn lông nhiễm mầm bệnh

Trị bệnh rận lông mu thế nào?

Bác sĩ có thể chỉ định cho uống thuốc hoặc bôi dung dịch để trị rận lông mu. Đồng thời với việc điều trị cho bệnh nhân, cần điều trị tất cả các bạn tình của người bệnh. Đặc biệt, trong quá trình chữa rận lông mu, bác sĩ cần biết chắc chắn rằng tất cả những vùng có lông trên cơ thể đều đã được tiệt trừ rận để ngăn ngừa tái phát.

Tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả bệnh nhân lẫn bạn tình của mình đã được điều trị sạch rận mu Khi bị rận lông mu, cần thận trọng bởi rận có thể là dấu hiệu của một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, nhất là bệnh lậu Hãy đến bệnh viện để khám và điều trị, không cần phải cạo lông, vì nếu cạo, lông vẫn mọc trở lại.

Cách ngừa rận “vùng kín”

- Tắm rửa hay xuyên, sau khi tắm nên lau khô người rồi mới mặc quần áo, không nên để da “vùng kín” ẩm ướt.  

- Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, sau khi đi vệ sinh nên dùng khăn giấy thấm khô nước để vùng kín được sạch sẽ, khô thoáng.  

- Giặt quần áo, chăn mền, khăn sạch sẽ. Đối với đồ lót nên thay ít nhất 2 lần/ngày, giặt sạch và phơi ngoài nắng. Có thể ủi đồ lót trước khi mặc để nếu có rận thì rận sẽ bị loại bỏ.  

- Thỉnh thoảng nên cắt, tỉa lông “vùng kín” cho gọn gàng, dùng dung dịch vệ sinh an toàn.  

- Hay kiểm tra đồ lót để sớm phát hiện rận. Nếu nghi ngờ bị rận, có thể bỏ luôn những chiếc quần lót đã mặc trước đó hoặc nấu sôi đồ lót theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.  

- Tránh dùng chung khăn tắm, quần áo, chăn mền với người khác. Thận trọng khi ngủ chung với ai đó, kể cả người cùng giới.  

- Nếu nghi ngờ người yêu/bạn tình mắc bệnh rận lông mu, tuyệt đối không được quan hệ tình dục nếu bệnh chưa được chữa trị dứt điểm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật