Băng huyết khi sinh : Cách phòng tránh băng huyết sau sinh, các mẹ nhớ chú ý nhé!
Ngay cả ở các nước có nền y học phát triển xuất huyết sau sinh vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với người mẹ.
Cách đây nhiều năm, hai tiếng “băng huyết” vẫn là nỗi ám ảnh của các sản phụ và những phụ nữ khi đi sinh thường được người thân khuyên rất nhiều: không được vận động mạnh, không được khóc hay buồn sau sinh, không được đi lại nhiều… vì người ta biết rằng tai biến này rất dễ dẫn đến tình huống xấu nhất.
Ngày nay, băng huyết chưa hẳn là chết như trước, không đến mức “chín phần chết, một phần sống” như thuyên tắc ối thuyên tắc phổi nhưng vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều chuyên gia sản khoa.
Con to, đa thai nên cẩn trọng
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, có 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở sản phụ là băng huyết sau sinh vỡ tử cung uốn ván rốn nhiễm trùng và sản giật Trong đó, băng huyết sau sinh luôn là nguyên nhân chiếm 2/3 - 3/4 số ca tử vong. Một số thống kê khác cũng cho thấy băng huyết là nguyên nhân của 80% các ca tử vong mẹ” - bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện (BV) Từ Dũ, cho biết.
Cách đây không lâu, BV Từ Dũ đã mổ sinh cho một sản phụ mang một lúc 5 đứa bé trong bụng sau khi thực hiện thụ tinh nhân tạo bằng kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Tại cuộc họp báo ngày hôm sau, các BS tham gia kíp mổ đã chia sẻ rằng một trong những điều khiến họ lo sợ nhất là ca vượt cạn quá sức này sẽ gây ra băng huyết sau sinh dữ dội, đe dọa sản phụ nên đã chuẩn bị kỹ càng để đối phó với mọi bất trắc. Rất may, sản phụ ấy đã vượt qua ca sinh khá bình yên.
Theo BS Hải, nhóm thai phụ rất cần được dự phòng dạng tai biến này khi bước vào cuộc sinh là những người mang đa thai con to, có bệnh lý về máu, có vấn đề về cơ tử cung, bị chuyển dạ kéo dài, bản thân sản phụ suy kiệt…
Tuy nhiên, băng huyết sau sinh thực ra có thể xảy đến với bất kỳ ai, chỉ có điều nhóm sản phụ kể trên có xác suất gặp tai biến loại này cao hơn nên thường được dự phòng kỹ càng hơn.
Đa dạng nguyên nhân
BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, cho biết băng huyết sau sinh (còn được gọi là xuất huyết sau sinh) được xác định khi sản phụ bị chảy máu âm đạo quá 500 ml sau sinh (được tính bằng túi đo máu).
Đây là một dạng biến chứng nguy hiểm cho ca sinh và trên thực tế vẫn là nỗi ám ảnh của các BS sản khoa.Theo BS Thông, có khá nhiều dạng “trục trặc” có thể dẫn đến băng huyết sau sinh.
Đầu tiên phải kể đến hiện tượng đờ tử cung: thông thường sau khi sinh, tử cung sẽ co lại thành một khối vững chắc, được gọi là “khối cầu an toàn” và giữ nguyên trạng thái này một thời gian để các mạch máu được siết chặt lại và ngưng chảy nhưng nếu sản phụ bị đờ tử cung, tử cung không co lại được thì băng huyết sẽ xảy ra.
Tình huống này rất nguy hiểm vì hệ thống mạch máu trong tử cung rất dày đặc, lượng máu lớn, có thể gây xuất huyết rất nhanh, nhiều trường hợp phải cắt cả tử cung để cứu mạng sản phụ. Nếu xử lý không kịp, thai phụ có thể mất máu và tử vong. Tình trạng đờ tử cung cũng dễ xuất hiện ở những người mang bào thai quá to do con to hoặc đa thai.
“Ngoài ra, sản phụ có thể bị băng huyết nếu bị tổn thương, chảy máu đường sinh dục do em bé hoặc tác động bên ngoài, nhất là trong những cuộc sinh khó phải dùng các phương pháp hỗ trợ.
Do đó, sau này nếu sản phụ sinh khó, BS sẽ chỉ định sinh mổ chứ không dùng giác hút, kìm… để đưa em bé ra như ngày trước vì những thao tác này có thể gây chấn thương cho cả mẹ và con. Bên cạnh đó, các bất thường về máu, bánh nhau, ối… cũng có thể dẫn đến băng huyết sau sinh” - BS Thông cho biết.
BS Hải cũng lưu ý một số nhóm sản phụ có nguy cơ: có tiền căn rối loạn đông máu - dễ bị băng huyết do máu khó đông; thai phụ béo phì và phù nhiều khiến cơ thể giữ nước và cơ tử cung ngấm nước, co hồi không tốt; người đã từng băng huyết sau sinh.
Ông cũng đặc biệt khuyến cáo nhóm thai phụ đã từng sinh mổ phải đặc biệt cẩn trọng và đề phòng tai biến này: “Xu hướng lạm dụng sinh mổ trong những năm gần đây làm gia tăng tỉ lệ thai phụ bị những bất thường như nhau bám vết mổ cũ, nhau bám thấp, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược… vốn rất dễ gây xuất huyết ồ ạt trong quá trình sinh.
Đây là những ca sinh mổ khó và sản phụ cần được thực hiện thủ thuật ở những BV có đầy đủ phương tiện để ứng phó với các tình huống nguy hiểm”.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:01 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:06 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:02 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:02 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:05 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:08 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:04 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:00 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:10 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:11 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023