Sinh mổ - Rủi ro, nguyên nhân phải sinh mổ và lưu ý sau sinh mổ

Sinh mổ là sao?

Sinh mổ là phẫu thuật nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường qua đường âm đạo. Người mẹ sẽ được tiêm mũi gây tê màng cứng nên vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật và có thể nhìn và ẵm bé khi bé vừa mới chào đời.

2 hình thức sinh mổ

- sinh mổ chủ động có sự đồng ý của người mẹ và bác sĩ sản khoa, được thực hiện trước khi người mẹ chuyển dạ Sinh mổ được chọn khi người mẹ có vấn đề về sức khoẻ như bị cao huyết áp hoặc nhau thai bám cổ tử cung (nhau tiền đạo).

Ca mổ này thông thường thực hiện vào kỳ mang thai tuần thứ 39 hoặc trễ hơn. Chỉ trong trường hợp cấp bách do điều kiện sức khoẻ thì bạn mới phải thực hiện sớm hơn kế hoạch.

Sinh mổ khẩn cấp thường xảy ra khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ nhưng có biến chứng bất ngờ như bị suy thai thai nhi cần phải được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.

Sinh mổ gồm 2 hình thức

Sinh mổ gồm 2 hình thức chủ động và khẩn cấp

Rủi ro trong sinh mổ

- Bị tổn thương hoặc nhiễm trùng tử cung

- Xuất huyết

- Máu đông cục

- Ruột hoặc bàng quang bị tổn thương do phẫu thuật

- Dính ruột tắc ruột Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát

- Biến chứng thường xảy ra dưới 10% các ca mổ lấy con. Và tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ là thấp hơn 0.02.

Nguyên nhân sinh mổ

Việc sinh mổ tự chọn ngày càng phổ biến. Hầu hết bác sĩ khuyên bạn sinh mổ khi thai nhi khoảng 39 tuần tuổi, nếu đau bụng sinh trước 39 tuần, bạn có thể chọn sinh mổ bình thường. Theo các nghiên cứu, cứ 1 trong 3 phụ nữ từng sinh mổ thì lần sau họ sẽ có khả năng lựa chọn sinh mổ lần 2 nhiều hơn sinh thường.

Nếu bạn vẫn đang rất khoẻ mạnh và thời kỳ mang thai đang phát triển bình thường thì bạn cũng nên tìm hiểu thông tin về việc sinh mổ trong trường hợp khẩn cấp khi chuyển dạ.

Sau khi sinh mổ

Sau khi được khâu lại, bạn cần thời gian để hồi phục và được giám sát nhịp timhuyết áp cho đến khi ổn định. Sau đó, bạn sẽ được đưa về phòng, nếu không có gì nghiêm trọng, bạn và bé sẽ được ở cùng phòng suốt thời gian hồi phục.

Thuốc tê sẽ mất thời gian để từ từ hết, bạn vẫn có thể còn bị tê từ vùng dưới ngực trở xuống chân. Hãy tranh thủ ẵm bé vào lòng và thử cho bé bú sữa mẹ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật