Nguy cơ tắc thanh quản khi bé thở khò khè, bạn chớ nên xem nhẹ

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị tắc đường thở cao vì đường thở của chúng hẹp hơn của người trưởng thành.

Thanh quản bị tắc có thể gây ra tiếng rít khi người bệnh hít vào. Trẻ có biểu hiện thở khò khè do tắc nghẽn cần được nhanh chóng điều trị, phòng ngừa trường hợp đường thở bị tắc hoàn toàn.

Nguyên nhân gây tắc đường thở có thể do dị vật, sưng mô họng hoặc đường hô hấp trên, các cơ của đường hô hấp trên hoặc dây thanh âm co cứng.

Nguyên nhân gây tắc thanh quản



- Áp-xe amiđan

- Đường thở bị tổn thương 

- Phản ứng dị ứng

- Ho do tắc nghẽn

- Từng được làm các xét nghiệm chẩn đoán như thủ thuật soi khí quản hoặc thanh quản

- Viêm tiểu thiệt

- Hít phải dị vật

- Viêm thanh quản

- Từng được làm phẫu thuật cổ

- Dùng ống thở trong thời gian dài

- Đờm

- Hút thuốc

- Sưng cổ hoặc mặt

- Sưng amiđan 

- Ung thư dây thanh âm

Những lưu ý khi đi khám

Trong trường hợp cấp cứu, các bác sĩ sẽ kiểm tra thân nhiệt mạch đập, nhịp thở huyết áp là làm thủ thuật  Heimlich maneuver cho bé.

Trong trường hợp bé không thể tự thở, các bác sĩ sẽ cho dùng ống thở.

Khi bé ổn định trở lại, các bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử sức khỏe và khám lâm sàng cho bé, bao gồm bước nghe phổi.

Cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cần theo dõi một số vấn đề như: 

- Bé có hay tạo tiếng rít khi hít vào không?

- Tình trạng thở khò khè có xuất hiện đột ngột không?

- Bé có cho vật gì đó vào miệng không?

- Gần đây bé có bị ốm khống?

- Cổ hoặc mặt bé có bị sưng không?

- Bé có bị ho hay kêu đau họng không?

- Bạn có thấy xuất hiện thêm triệu chứng nào khác không?

- Khi hít vào, lồng ngực của bé có bị kéo lõm vào không?

Các xét nghiệm có thể được tiến hành:

- Xét nghiệm và phân tích khí máu

- Soi phế quản

- Chụp CT ngực

- Soi thanh quản

- Xét nghiệm đo nồng độ oxy trong máu

- Chụp X-quang cổ và ngực

Khi thấy con em mình có biểu hiện thở khò khè cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Gia đình cần liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện tình trạng thở khò khè không rõ nguyên nhân, đặc biệt là ở trẻ em

Chăm sóc tại nhà

Người chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ vệ sinh họng hàng ngày cho bé bằng cách súc miệng nước muối loãng, cho bé ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật