Sử dụng đúng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng viêm tấy đường dẫn thức ăn từ họng vào dạ dày.

Câu hỏi: Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, em bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng hơn 1/2 năm rồi lúc nào em cũng cảm thấy vướng cổ họng, thức ăn không tiêu, hay ợ hơi. Tháng 1 em đã nội soi kết quả: Viêm xung huyết hang vị. Tháng 3 em nội soi lại 1 lần nữa kết quả: Viêm xung huyết hang vi. Lần nội soi gần nhất vào tháng cuối tháng 5 kết quả vẫn: Viêm xung huyết hang vị (mức độ nhẹ). Em đã đi khám ở 5 bệnh viên lớn ở TPHCM nhưng vẫn không thấy hết vướng cổ họng. Tháng 7 này khi em ngưng dùng thuốc được vài ngày thì cổ họng em bớt vướng rất nhiều, nhưng giờ em lại có triệu chứng thấy hơi nóng nóng trong dạ dày, em có đi khám thì bác sĩ chẩn đoán: Bị viêm dạ dày tái phát, em dùng thuốc nhưng vài ngày nay vẫn không thấy bớt.

Thưa bác sĩ! Cho em hỏi như vây em đã mắc bệnh gì, bệnh có nguy hiểm không, em nên dùng thuốc thế nào, Em có cần nội soi dạ dày nữa không, Nếu muốn tầm soát ung thư dạ dày thì bao lâu nội soi 1 lần. Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Các triệu chứng quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng trớ nuốt khó. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà cũng có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư

Để điều trị bệnh, BS. Nguyễn Thị Hòa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa cho biết:

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau:

- Metoclopramid: Tác dụng trung ương vào vùng lẩy cò và các lớp cơ ống tiêu hoá. Nó làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược dạ dày - thực quản. Tác dụng phụ: gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.

- Domperidon: Đây là thuốc kháng dopaminergic ngoại biên, cố định vào thụ thể D2 ngoại biên và không qua hàng rào máu não. Có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản do đó làm tăng sự vơi dạ dày dẫn đến làm giảm trào ngược thuốc chống chỉ định với chảy máu dạ dày ruột tắc ruột nguy cơ thủng ở ống tiêu hoá.

- Sulpirid: có tác dụng làm gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản giúp giữ cho thức ăn không trào ngược lên thực quản. Đồng thời có tác dụng vào hệ thần kinh trung ương như các thuốc ngủ do đó có tác dụng phụ là buồn ngủ, gây hội chứng ngoại tháp, chảy sữa bất lực...

- Metopimazin: Đây là thuốc chống nôn kháng tiết dopamin có tác dụng chọn lọc trên khu vực lẩy cò hoá học của não thất IV. Thuốc có tác dụng làm thay đổi vận động ống tiêu hoá nhưng không làm tăng sự vơi dạ dày do đó nó không làm cản trở sự hấp thu tiêu hoá cao của các thuốc phối hợp.

- Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, tùy theo tình trạng bệnh cảnh lâm sàng mà có thể dùng một số thuốc khác như alizaprid, anzemet, zelmac.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật