Bạn nên biết: Vì sao không nên đong thuốc cho trẻ bằng thìa?
Những loại đồ uống cản trở hấp thu canxi khiến bé ngày càng thấp còi
4 loại đồ uống "độc" nhất với trẻ, loại cuối dù chỉ uống 1 ngụm cũng tổn hại não bộ
Hầu hết các bậc cha mẹ sử dụng thìa để cho con uống thuốc mà không biết rằng, sử dụng thìa có thể tăng liều gấp 3 lần so với việc dùng các dụng cụ đo lượng chi tiết mililit (ml) như cốc hoặc xilanh (ống tiêm).
Trẻ em bị bệnh nặng sẽ đối mặt với nhiều mối nguy hại sức khỏe khi dùng thuốc quá liều.
Thuốc nước cho trẻ em nên được đo trong cốc hoặc ống tiêm có nhãn bằng mililit (ml) hơn là muỗng, để tránh trường hợp quá liều, các bác sĩ nhi khoa chia sẻ.
Các bác sĩ Mỹ đã cảnh báo rằng có hàng chục ngàn trẻ em phải cấp cứu do dùng thuốc quá liều mỗi năm.
Việc dùng thìa để đong thuốc cho trẻ rất nguy hiểm (Ảnh minh họa: Internet)
Các bậc cha mẹ có xu hướng sử dụng thìa nhà bếp để đo lường thuốc cho con mình, dẫn đến sai sót trong các liều.
Thay vào đó, cốc hoặc ống tiêm được đi kèm với các loại thuốc phải được dán nhãn trong đơn vị hệ mét như ml, do đó, khi dùng sẽ chính xác và tránh nhiều hơn so với liều tối đa cho phép, các bác sĩ cho biết.
Thuốc nước cho trẻ em nên được đo trong cốc hoặc ống tiêm có chia tỉ lệ mililit (ml) hơn là muỗng, các bác sĩ đã cảnh báo. Họ cho biết hàng chục ngàn trường hợp quá liều xảy ra mỗi năm.
Tốt nhất, các thuốc cần uống theo tỉ lệ nên được phân phát với ống tiêm hoặc có dụng cụ đo, đó là cách chính xác nhất để đo chất lỏng, họ nói thêm.
Tiến sĩ Ian Paul, một bác sĩ nhi khoa ở Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho biết: 'Mặc dù chúng tôi biết đơn vị hệ ml an toàn hơn và chính xác hơn, quá nhiều nhà cung cấp chăm sóc y tế vẫn đang kê toa dựa trên liều muỗng. Một số cha mẹ sử dụng thìa hộ gia đình để cho con uống thuốc, có thể dẫn đến những sai lầm nguy hiểm'.
Ví dụ, ông nói, vô tình sử dụng một muỗng canh thay vì một muỗng cà phê sẽ làm tăng lượng thuốc lên gấp 3 lần. Để tránh các sai lầm liên quan thìa bếp, bạn nên cho trẻ uống thuốc dạng lỏng trên định lượng bằng ml.
Các nhà sản xuất nên hoàn toàn loại bỏ nhãn mác, hướng dẫn và các thiết bị đo lường thuốc không thuộc hệ mét.
Lý tưởng nhất, thuốc nên được đo trong ống tiêm để cung cấp cho các liều lượng chính xác nhất, các bác sĩ khuyên.
Tiến sĩ Robert Poole, giám đốc của các hiệu thuốc tại bệnh viện trẻ em Lucile Packard của Stanford, cho biết thuốc này nên được quản lý bằng cách sử dụng một ống tiêm cho liều lượng chính xác nhất.
Thuốc nên được đo trong ống tiêm để cung cấp cho các liều lượng chính xác nhất (Ảnh minh họa: Internet)
Cha mẹ có thể đặt ống tiêm vào bên trong miệng của trẻ và bơm các loại thuốc từ từ, ông nói.
'Điều này giúp trẻ dễ nuốt hơn và được uống liều lượng chính xác hơn', Tiến sĩ Poole cho biết.
'Những chén nhỏ thường được đi kèm với thuốc được sử dụng để đo lường chất lỏng và sau đó đổ vào ống tiêm rồi đưa vào miệng trẻ. Để đạt được hiệu quả, chúng ta không chỉ cần khuyến cáo phụ huynh mà cần kêu gọi các nhà cung cấp và các dược sỹ chuyển đổi đo lường thuốc ở dạng lỏng sang hệ mét', ông cho biết thêm.
Để tránh quá liều và các lỗi xảy ra, nhiệt độ và trọng lượng cơ thể cũng cần được ghi lại bằng kg và độ C chứ không phải Pound và Fahrenheit (độ F), Tiến sĩ Lois Parker, một dược sĩ nhi khoa tại bệnh viện Massachusetts ở Boston, Mỹ nói.
Cô cho biết: 'Lượng thuốc là nguồn gốc dẫn đến sai liều khi hướng dẫn sử dụng thuốc được đo theo đơn vị Pound và chúng ta thường căn cứ liều dùng theo Kg.
Trong số các loại thuốc theo toa, các chất ma tuý - trong đó bao gồm morphine và codeine - gây nguy hiểm khôn lường nếu quá liều', Tiến sĩ Brian Smith, một bác sĩ nhi khoa tại Đại học Duke, Mỹ cho biết.
Những trẻ em hay bị ốm, thường trở về nhà từ bệnh viện với nhiều loại thuốc, là dễ bị tổn thương nhất đối với các sai sót có thể dẫn đến quá liều, bác sĩ nhi khoa cảnh báo.
Đối với các loại thuốc khác, Tiến sĩ Smith lo lắng về chất acetaminophen vì quá liều có thể dẫn đến suy gan
Cho trẻ em uống nhiều loại thuốc không kê đơn cùng một lúc, cũng rất nguy hiểm, vì trẻ sẽ vô tình phải uống nhiều hơn một loại thuốc có thành phần tương tự, dẫn đến quá liều không lường trước được.
Hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu với trường hợp dùng thuốc quá liều không chủ ý, vì nếu không được chăm sóc kịp thời, một số trẻ sẽ chết.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:00 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:05 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:02 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:09 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:06 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:05 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:05 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023