Biện pháp xử trí khi bé bị phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin nên biết
Nên tiêm vắc-xin gì: 5 trong 1 hay là 6 trong 1?
Lưu ý trước khi tiêm vắc-xin cho trẻ để hạn chế tác dụng phụ
Vắc-xin có thể gây ra một số tác dụng phụ còn gọi là những phản ứng phụ sau tiêm chủng Những phản ứng này thường nhẹ như sưng, đỏ đau tại chỗ chích hoặc sốt nhẹ, quấy khóc chán ăn mệt, nổi ban. Riêng với tiêm ngừa lao sẽ có nốt sần tại chỗ tiêm. Điều này bình thường, chứng tỏ trẻ có đáp ứng với vắc-xin và sẽ tự khỏi trong một vài ngày.
Bình thường sau tiêm ngừa lao, trẻ sẽ xuất hiện một nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm, và thường mất đi trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét khoảng 10 mm. Vết loét này tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5 mm. Đây là dấu hiệu cho thấy việc tiêm vắc-xin đã có hiệu quả đối với trẻ. Viêm hạch, sưng hạch cũng thường xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin ngừa lao từ 3 đến 5 tuần và sẽ tự biến mất khoảng một tháng sau mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
Những phản ứng nặng rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là nếu không chủng ngừa thì khi bị bệnh sẽ nguy hiểm hơn nhiều như bị tàn phế hoặc tử vong so với những phản ứng do tiêm chủng gây ra.
Cách xử trí tại nhà khi trẻ bị những phản ứng nhẹ:
- Nếu trẻ sốt nhẹ: Lau mát cho trẻ bằng nước ấm và cho uống thuốc hạ sốt
- Nếu có sưng đau tại chỗ tiêm: Chườm lạnh tại nơi tiêm bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh sạch chườm vào chỗ tiêm
- Cho trẻ bú mẹ ăn uống bình thường uống nước nhiều hơn.
- Chú ý bồng bế trẻ không chạm vào chỗ tiêm.
Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi trẻ bị những phản ứng nặng hơn để được thăm khám và điều trị thích hợp:
- Các phản ứng sau tiêm trở nên trầm trọng hơn hoặc kéo dài 1-2 ngày.
- Vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch tồn tại hơn 6 tuần.
- Trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt nhiều, da tím tái, lơ mơ co giật liệt, hôn mê…
Những việc làm nên tránh: Xát chanh vào chỗ tiêm thuốc hay đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ chích để cầm máu giảm đau Việc làm này hoàn toàn không có lợi gì. Trái lại còn gây kích thích chỗ tiêm làm bé bị sưng đau làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho vết chích.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:00 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:00 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:04 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:08 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:04 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:08 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:00 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023