Bố mẹ không biết cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu sé hối hận cả đời

Dưới đây chỉ là 1 trong rất nhiều thắc mắc của các bậc phụ huynh về cách chăm sóc bé bị thủy đậu. Các bố mẹ nên đọc trường hợp này để rút kinh nghiệm nhé, kẻo "sẩy 1 ly đi 1 dặm" thì khổ con!

Con tôi 4 tuổi, từ chiều qua cháu có biểu hiện sốt nhẹ và sau đó rải rác có nốt  ban đỏ, có nốt lại bóng nước. Xin hỏi bác sĩ như thế có phải cháu bị thủy đậu? Cần điều trị và chăm sóc thế nào?

Nguyễn Thị Liên ([email protected])

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virut Varicella Zoster gây ra. Biểu hiện: sau khi nhiễm virut (ủ bệnh) khoảng trên dưới 2 tuần thì bệnh phát. Nhiều trẻ mắc bệnh vẫn ăn, ngủ, chạy, nhảy bình thường, nên người lớn ít để ý cho đến khi thủy đậu mọc, hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu khi gội đầu cho trẻ.

Có khi trẻ sốt nhẹ sổ mũi biếng ăn bỏ chơi, ngứa... Một số trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp và 2-3 ngày sau thủy đậu mọc. Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi, mọc khắp nơi ở da đầu, trong các kẽ chân tóc vài giờ sau thành nốt phỏng.

Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da có thể gặp đủ loại nốt đậu: to, nhỏ, đỏ, phỏng, hay nốt đã đóng vẩy.

Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo Bệnh nếu không được phát hiện sớm, không chăm sóc điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây ra nhiều biến chứng.

Quan trọng nhất trong chăm sóc và điều trị thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể: tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, cắt ngắn và vệ sinh móng tay tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ. Một số thuốc có thể dùng bôi nốt đậu như xanh methylen nếu có biểu hiện bội nhiễm thì dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phòng bệnh thủy đậu bằng tiêm vắc-xin.

BS. Trần Kim Anh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật