Mẹo trị ho cho bé: Những lưu ý khi vỗ rung long đờm cho trẻ

Rất nhiều mẹ đã thực hiện vỗ rung long đờm cho bé khi thấy con mình bị ho. Đây là kỹ thuật giúp trẻ hô hấp tốt hơn, hạn chế phải dùng nhiều thuốc kháng sinh. Nhưng thực hiện nó như thế nào và cần lưu ý điều gì thì không phải mẹ nào cũng biết.

 Ho có đờm thường làm trẻ rất khó chịu, quấy khóc và lười ăn.

Ho có đờm thường làm trẻ rất khó chịu, quấy khóc và lười ăn.

Ho là gì?

Ho là một phản xạ để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật... có ở đường hô hấp Có thể xem ho  như là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho có khi kéo dài nhiều ngày, mỗi một cơn ho có khi ngắn nhưng có khi rất dài làm cho người bệnh khó chịu và mệt lả. Ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều bệnh.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, phó chủ tịch Hội đông y Ba Đình Hà Nội cho biết: ho do nhiều nguyên nhân. Có rất nhiều loại ho, tùy theo tính chất của từng cơn ho mà người ta đặt tên cho nó là ho khan ho có đờm…

Ho có đờm là biểu hiện của chất nhày được tiết ra ở niêm mạc đường hô hấp bị viêm ho có đờm thường gặp trong viêm phế quản bệnh hen (viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ), viêm long ở giai đoạn đầu của bệnh sởi thủy đậu Trong bệnh viêm phế quản (cấp và mạn tính) do vi khuẩn hoặc do virut đều có triệu chứng ho rất rõ.

Ho có đờm thường làm trẻ rất khó chịu, quấy khóc và lười ăn trong khi trẻ lại gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất xuất tiết từ đường hô hấp bằng những cơ chế làm sạch thông thường.

Mẹ có thể nhận biết trẻ bị ho có đờm khi:

- Trẻ ho nhiều, khi ho thường khạc ra chất nhầy và đờm, có cảm giác nghẹt thở và khó thở người mệt mỏi

- Các triệu chứng thường tăng lên khi trẻ đi bộ và nói chuyện.

- Trẻ khò khè, khi mẹ áp tai vào ngực trẻ thì nghe rõ tiếng khò khè hơn và trẻ dễ bị nôn trớ vì đờm vướng trong cổ.

Nguyên nhân là do tăng tiết chất nhầy ở khu vực cổ họng gây ra sự ngứa ngáy khó chịu ở khu vực này và làm cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Khi lượng đờm trong cổ họng tăng vượt quá ngưỡng bình thường thì ho chính là cơ chế phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống khứ đờm ra ngoài. Phản xạ ho là phản xạ bật mở nắp thanh quản trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn với một áp suất lớn để có thể đẩy dị vật ra khỏi phổi và khí quản – trong trường hợp này là đờm.

 Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, phó chủ tịch Hội đông y Ba Đình, Hà Nội

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, phó chủ tịch Hội đông y Ba Đình, Hà Nội.

Lưu ý khi vỗ rung long đờm

Theo Lương y Bùi Hồng Minh, khi trẻ bị ho có đờm, cha mẹ có thể thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ. Kỹ thuật vỗ rung long đờm là biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc chữa các bệnh đường hô hấp giúp hạn chế việc trẻ phải sử dụng thuốc Cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà cho trẻ.

Cách thực hiện:

- Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên giường cứng, không cho trẻ gối đầu. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể yêu cầu trẻ ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.

- Nếu mẹ để trẻ nằm thì dùng khăn bông mềm kê dưới mông trẻ để mông với đầu trẻ tạo góc khoảng 15 độ.

- Mẹ chụm tay lại, vỗ liên tục lên lưng trẻ đoạn từ phổi hướng về phía cổ (có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên). Lưu ý vỗ rung - mẹ khum tay lại tạo thành 1 khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau chứ không đập bàn tay vào lưng trẻ. Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay. Vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng.

- Vỗ liên tục trong khoảng 3 phút.

- Với trẻ còn nhỏ, sau khi vỗ 3 phút thì bế trẻ trên tay ở tư thế an toàn và bắt đầu gây ho cho trẻ bằng cách day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ ho và bật được đờm ra ngoài. Cần lưu ý quan sát màu sắc của đờm xem đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ khi thăm khám.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm là biện pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc chữa các bệnh đường hô hấp, giúp hạn chế việc trẻ phải sử dụng thuốc.

Mẹ chú ý xác định đúng vùng phổi của trẻ để không vỗ vào vùng dạ dày xương ức hay xương sống. Thực hiện thao tác vỗ long đờm dứt khoát và đều đặn, nhưng không quá mạnh.

Trong quá trình vỗ lồng ngực trẻ sẽ bị ho. Phản xạ ho làm thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi. Với trẻ lớn, yêu cầu trẻ ho sau khi được vỗ rung. Nếu trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp.

Khi trẻ biết thực hiện theo hướng dẫn của bố mẹ, hãy hướng dẫn cho trẻ ho bằng cách cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước và bảo trẻ hít vào. Sau đó mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng. Tiếp tục bảo trẻ hít vào lần nữa và ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.

Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy bởi lúc đó trẻ chưa ăn sáng việc thực hiện sẽ tránh làm trẻ nôn trớ thức ăn và sau 1 đêm dài ngủ lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn, hoặc thực hiện sau khi khí dung Trước và sau khi vỗ rung lồng ngực bố mẹ phải hút đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ, cởi bớt quần áo cho trẻ.

Lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, kỹ thuật vỗ rung long đờm này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng cho trẻ bị ho khan.

Khi thực hiện vỗ rung long đờm cha mẹ chú ý dùng lực vừa phải, đủ với trẻ để tránh làm trẻ bị đau Trường hợp trẻ bị ho do đờm lớn vướng ở cổ, trẻ bị tím tái, nghẹt thở do ho, có cục đờm bố mẹ phải quan sát, thực hiện sơ cứu trước bằng kỹ thuật vỗ rung long đờm cho trẻ. Sau đó cho trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Kỹ thuật vỗ rung không gây hại gì cho trẻ bởi ngoài tác dụng đẩy đờm ra, nó còn giúp khí huyết lưu thông, tốt cho sức khỏe Kỹ thuật này giống như khi bạn massage, nắn chân nắn tay cho trẻ hay cho trẻ tập thể dục hàng ngày. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật