Cẩm nang bệnh sởi và cách chẩn đoán bệnh sởi chính xác nhất, bạn nên biết
Tìm hiểu về bệnh sởi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu hệ miễn dịch bị tổn thương. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp có thể bùng phát thành dịch và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh sởi không được điều trị đúng cách sẽ ngày càng trầm trọng
Chẩn đoán bệnh sởi được thực hiện bằng cách quan sát các triệu chứng đặc trưng của bệnh như phát ban da, có đốm trắng trong miệng, sốt ho và đau họng Nếu không thể xác định được chẩn đoán dựa trên quan sát, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để tìm kiếm virus sởi.
Chẩn đoán triệu chứng bệnh sởi
Chẩn đoán bệnh sởi được thực hiện bằng cách quan sát các triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện từ 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus Do đó để giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh sởi chính xác, cần nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng này:
- Sốt
- Ho khan
- Sổ mũi
- Viêm họng
- Viêm kết mạc
- Những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có thể là đốm Koplik.
- Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.
Sự lây nhiễm của bệnh xảy ra theo thời kỳ tuần tự trong khoảng từ 2 - 3 tuần.
- Thời kỳ ủ bệnh: 10 - 14 ngày đầu tiên sau khi lây nhiễm virus, người bệnh chưa có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi trong thời kỳ này.
- Thời kỳ khởi phát: các dấu hiệu và triệu chứng thời kỳ ủ bệnh không đặc hiệu. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ kèm theo ho dai dẳng chảy nước mũi viêm kết mạc và đau cổ họng. Các triệu chứng này tương đối nhẹ, chỉ kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày.
- Thời kỳ phát ban: nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh.
Quan sát các biểu hiện đặc trưng của bệnh để chẩn đoán chính xác
Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp bệnh sởi nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa
- Thời kỳ phục hồi: ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:05 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:08 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:09 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:00 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:04 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:09 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:07 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:06 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023