Xét nghiệm máu - Vai trò của xét nghiệm máu trong chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm máu

Thời điểm làm xét nghiệm tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng. Trong vòng 12 tiếng trước khi xét nghiệm máu cần phải nhịn ăn, không được uống sữa nước ngọt nước hoa quả các loại nước có chất kích thích như café không hút thuốc

Bởi các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm sẽ không cho kết quả chính xác sau khi người khám dùng các chất kích thích

Tuy nhiên, không phải xét nghiệm máu nào cũng phải nhịn đói. Một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi làm xét nghiệm như tiểu đường tim mạch gan mật.

Còn lại, xét nghiệm máu của những bệnh khác như HIV, bệnh suy thận cường giáp bệnh Alzheimer của người già…thì không cần để bụng đói.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nhiều bệnh như tiểu đường, HIV...

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nhiều bệnh như tiểu đường, HIV...

Xát nghiệm máu chẩn đoán bệnh

Thông thường, khi khám sức khỏe định kỳ người khám bệnh sẽ được tiến hành những xét nghiệm máu như sau:

- Xét nghiệm công thức máu: Phản ánh lượng hồng cầu bạch cầu các tế bào máu khác. Qua kết quả xét nghiệm này sẽ biết người khám có bị thiếu máu hoặc mắc bệnh về máu hay không.

- Xét nghiệm đường máu: Giúp phát hiện ra bệnh tiểu đường

- Xét nghiệm mỡ máu: Cho biết nồng độ cholesterol triglyceride trong máu, giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch

- Xét nghiệm bệnh viêm gan B

- Phát hiện bệnh HIV.

Theo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, các dấu hiệu sinh học ung thư là các chất được được tìm thấy trong máu nước tiểu các loại mô do đó có thể giúp phát hiện và chẩn đoán một số bệnh ung thư nhất định.

Tuy nhiên, điều này chưa đủ để chẩn đoán bệnh ung thư nhất là khi bệnh ở thời kỳ sớm. Bởi có nhiều yếu tố tác động đến kết quả xét nghiệm phát hiện dấu hiệu sinh học ung thư như bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm, đang có thai, đang dùng thuốc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật