Đầu hè, cảnh báo nhiều trẻ em gặp nạn do người lớn chủ quan!

Mỗi năm, Khoa Cấp cứu – Chống độc, BV Nhi Trung ương tiếp nhận từ 1.100 - 2.000 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích và thường có dấu hiệu gia tăng vào mùa hè.

Theo các chuyên gia, tai nạn thương tích thậm chí dẫn đến tử vong thường gặp ở trẻ em Việt Nam gồm: đuối nước tai nạn giao thông ngộ độc, ngã, bỏng, điện giật, động vật cắn… Trong đó trẻ gặp tai nạn và dẫn đến tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao. Trẻ con vốn hiếu động, thích khám phá nhưng chưa ý thức được các mối nguy hiểm có thể xảy ra, do đó, người lớn từ gia đình đến nhà trường cần có sự trông nom cẩn thận đối với các bé.

Tại BV Nhi Trung ương, trẻ uống nhầm xăng, axêtôn, dầu hỏa, dầu luyn, dung dịch cọ rửa… chỉ là số ít trong rất nhiều những tai nạn gây thương tích ở trẻ nhỏ mà các bác sĩ khoa Cấp cứu – Chống độc tiếp nhận và điều trị. ThS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu – Chống độc cho biết, mỗi năm, Khoa tiếp nhận từ 1.100 - 2.000 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích và thường có dấu hiệu gia tăng vào mùa hè.

“Công tác tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ chúng tôi chứng kiến rất nhiều tai nạn thương tâm. Cháu thì uống nhầm thuốc diệt cỏ paraquat, cháu bị đuối nước trong bồn tắm, có cháu bị gấu cắn đứt một bên cánh tay, cháu lại ngã từ tầng cao xuống do chơi thả diều trên nóc nhà…”-  ThS. Lê Ngọc Duy cho biết.

Theo ThS. Duy, tai nạn thương tích xảy ra ở trẻ em luôn là vấn đề đáng suy ngẫm. Hậu quả của nó tùy mức độ nặng nhẹ, nhưng có thể trở thành nỗi ám ảnh theo suốt cuộc đời các em cũng như để lại nỗi xót xa, day dứt đeo đẳng các bậc phụ huynh. Điều đáng nói là đa phần các trường hợp tai nạn thương tích đều xuất phát từ những chủ quan, sơ suất của gia đình.

Cách nào phòng tránh tai nạn thương tích?

Các bác sĩ cho biết, Tai nạn thương tích hoàn toàn có thể phòng tránh được. Trong đó, vai trò của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ hết sức quan trọng. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo:

– Các bậc phụ huynh không nên để trẻ đến gần nững nơi nguy hiểm như bếp than, lò sưởi và các thiết bị điện.

– Trẻ nhỏ thường hiếu động, thích leo trèo vì thế cầu thang phải có lan can, cửa sổ, ban công phải có rào chắn bảo vệ.

Phụ huynh chủ quan, trẻ dễ gặp nguy.

Phụ huynh chủ quan, trẻ dễ gặp nguy.

– Không cho trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dao, kéo, mảnh kính vỡ…hoặc các vật nhỏ dễ gây hóc như: cúc áo, đồng xu, viên bi, đỗ, lạc..

– Các loại thuốc tẩy rửa hóa chất xăng dầu không nên đựng vào các chai uống nước mà phải để nơi xa tầm với, có nhãn mác rõ ràng.

– Trẻ nhỏ khi ra đường phải có sự trợ giúp của người lớn, không để trẻ một mình ở bể bơi ao, hồ, sông, suối…

– Cần giáo dục cho trẻ lớn nhận thức và nhận biết các loại biển báo nguy hiểm (cấm lửa, cấm trèo…) và các biện pháp tự bảo vệ cho trẻ lớn như tập bơi, học kỹ năng thoát hiểm…

– Trang bị kiến thức thực hành sơ cứu tai nạn thương tích cho cha mẹ và giáo viên tại trường học để có thể xử lý kịp thời nếu chẳng may xảy ra sự cố.

7 tai nạn thương tích trẻ em hay gặp phải:

1. Bỏng: nước sôi (canh, nước uống, cám lợn, mỡ, hơi nước nồi áp suất). Bưng bê không cẩn thận nên bị nước sôi đổ vào người. Khi sử dụng bếp, bàn là, ổ điện, dây điện hở, bình nóng lạnh. Bố mẹ cho con ăn cháo, cơm, canh nóng. nghịch bật lửa, diêm, đốt giấy, rơm, nướng khoai. Chập điện đứt dây. Ống bô xe máy, que cơi lửa. Nhà gần đường điện cao thế nên bị tia lửa điện đánh.

Nhiều trẻ em bị bỏng do sự bất cẩn của người lớn.

2. Ngã: Trèo ghế, cửa sổ, thang, cầu thang, vấp ngã. Trượt chân do sàn nhà ướt. Đùa nghịch, xô đẩy nhau. Chị bế em. Ngã từ tầng cao xuống. Ngủ ngã từ giường xuống đất. Tập xe đạp, xe gắn máy.

3. Ngộ độc: Thức ăn ôi thiu, quá hạn nấm độc rửa không kĩ, nấu không chín. Đồ uống có ga thuốc không theo chỉ dẫn (thuốc nhỏ lại uống, …), uống nhầm thuốc Dị ứng thuốc, mĩ phẩm phấn rôm Đồ ăn tẩm thuốc diệt chuột thuốc trừ sâu Ăn cá nóc, thịt cóc.

4. Ngạt, tắc đường thở: Vật nhỏ (lạc, bi, đậu, đỗ, khuy áo, ngô); sặc thức ăn (bột, cơm); hóc đồ chơi; trùm kín chăn khi ngủ; đùa nghịch dùng túi nilon trùm lên đầu nhau; dùng than để sưởi khi ngủ dẫn đến ngộ độc thán khí.



5. Chết đuối: tai nạn đuối nước ở trẻ em không chỉ xảy ra ở các vùng sông nước, nông thôn, mà có cả ở những thành phố lớn. Không chỉ có ở gần ao, hồ, sông, suối thì mới có thể xảy ra tai nạn đuối nước ngay cả khi có thau, xô, chậu chứa nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ.

6. Động vật cắn: chó, mèo, lợn, ong, kiến, côn trùng (rết, bọ cạp), rắn…

7. Tai nạn giao thông: Không tuân thủ luật giao thông, đua xe đạp, xe máy. Đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch, xô đẩy nhau. Chạy qua đường. Đá bóng, chơi đùa dưới lòng đường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật