Đừng vội mừng khi trẻ ngủ xuyên đêm, rất nguy hiểm đấy các mẹ!
Mẹ biết không, con đang lớn lên từng ngày và cứ mỗi giai đoạn phát triển thể chất, trí não, con lại trở nên 'khó tính' hơn trong vài ngày, thậm chí vài tuần. Con khó ngủ hơn giấc ngủ cũng chập chờn, chẳng yên nhưng mẹ đừng quá căng thẳng hay ép con đi ngủ bằng mọi cách. Mẹ hãy tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của con ở từng tháng tuổi để 'chiều' con đúng ý, mẹ nhé.
Từ 0 đến 2,5 tháng
Lúc này, nhiều bé không thể phân biệt được ngày và đêm. Cơ thể bé không sản xuất đủ lượng melatonin (hoóc-môn nội sinh có vai trò điều hòa nhịp sinh học ngủ - thức, giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau) và bé cũng có nhu cầu ăn nhiều hơn nên tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm.
Từ 3 đến 4 tháng
Con bắt đầu hình thành chu kỳ giấc ngủ ban đêm, cảm thấy an toàn hơn khi bên cạnh mẹ. Do vậy, con ngủ ngon hơn nhưng có thể sẽ tỉnh giấc vào lúc nửa đêm và 6 giờ sáng.
Mỗi giai đoạn phát triển của con đều ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống (Ảnh minh họa: Internet)
Từ 4,5 đến 5,5 tháng
Dạy con tự ngủ ở giai đoạn này luôn là một thử thách khó khăn với mẹ bởi con đã hiếu động hơn, thích khám phá mọi thứ xung quanh hơn. Mẹ cần kiên nhẫn và hạn chế các trò chơi cho bé khi đã đến giờ ngủ.
Từ 6 đến 8 tháng
Con đã 'lớn' rồi nhé, biết với tay tìm đồ chơi chứ không còn chỉ nhìn chằm chằm vào thứ mình thích. Con hay tỉnh dậy nhiều lần vào buổi đêm là chuyện rất bình thường, cho thấy con đang phát triển tốt, nhanh nhẹn.
Từ 9 đến 11 tháng
Bé có thể thức dậy giữa đêm, chơi đùa rồi mới lại ngủ tiếp (Ảnh minh họa: Internet)
Ở tháng tuổi này, con bắt đầu biết 'bám' mẹ nhiều hơn và sẽ khóc thét lên nếu mẹ đi ra khỏi phòng, để con lại một mình. Mẹ hãy ở bên con hoặc cho con chơi cùng một 'người bạn' thân thiết (gấu bông, ô tô...) để con cảm thấy yên tâm mà không bị giật mình lúc ngủ
Từ 12 đến 16 tháng
Lúc này, con phát triển kỹ năng ngôn ngữ nhiều hơn, biết nói nhiều từ và gọi được rành rọt 'ba', 'mẹ'. Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ dạy con tự đi ngủ.
Từ 17 đến 21 tháng
Con đã thực sự 'lớn' rồi và độc lập hơn, thích làm theo ý của mình. Vì thế, mẹ cần 'tôn trọng' con hơn, có thể để con thức khuya một chút nhưng giấc ngủ sau đó sẽ thật sâu và ngon.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:07 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:00 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:07 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:02 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:08 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:03 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:01 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:07 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023