Nguyên nhân khiến bé yêu bị hói nhất định mẹ phải biết

Đó có thể là thay đổi hoóc-môn, giai đoạn thay tóc; tư thế ngủ; cứt trâu.

Nhiều bé ít hoặc không có tóc khi mới sinh và sau đó mới bắt đầu mọc tóc. Hầu hết bé sinh non khi sinh ra đều không có tóc vì bé không đủ thời gian để mọc tóc khi trong bụng mẹ.

Nhưng nếu bé của bạn sinh ra với cái đầu rậm tóc rồi sau một thời gian tóc rụng mất, bạn có thể lo lắng không biết bé liệu có bị hói. Thực tế rụng tóc ở trẻ là điều bình thường, cha mẹ không cần quá lo sợ.

Phần lớn các bé đều rụng tóc khi được khoảng 3 tháng tuổi. Có nhiều lí do gây rụng tóc nhưng chủ yếu do thay đổi hoóc-môn. Dưới đây là một số lí do vì sao bé bị rụng tóc:

Thay đổi hoóc-môn: Khi nằm trong bụng mẹ, bé tiếp xúc với rất nhiều hoóc-môn trong quá trình mang thai Khi bé được sinh ra và cắt dây rốn nồng độ hoóc-môn thay đổi, làm thay đổi chu kỳ rụng tóc của bé. Phần lớn các bé sẽ rụng hết tóc có từ khi mới sinh ra (còn gọi là tóc máu).

Giai đoạn thay tóc: Tóc phát triển theo chu kỳ. Có thể bé đang bước vào giai đoạn thay tóc, nghĩa là tóc bé sẽ rụng và mọc lại. Chúng ta không nhận biết được giai đoạn rụng tóc của mình vì ta có quá nhiều tóc. Nhưng với bé, chu kỳ phát triển tóc là rất rõ ràng.

Tư thế ngủ: Tóc của bé có thể rụng thành mảng tùy theo tư thế ngủ của bé. Nếu bé nằm nghiêng, da đầu của bé cọ xát với gối và chiếu thường xuyên khiến tóc phía đó rụng nhiều.

Hiện tượng ‘cứt trâu’: là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh Tuyến dầu trên da đầu của bé trở nên mẫn cảm hơn do tiếp xúc hoóc-môn trong tử cung khiến da đầu bị bong ra cùng với các mảng tóc. Hiện tượng này cũng có thể dẫn tới nhiễm nấm và cần được điều trị.

Nếu bé vẫn rụng nhiều tóc sau khi bé được 1 tuổi thì cha mẹ cần lo lắng, bởi chu kỳ rụng và mọc tóc của bé phải ổn định vào độ tuổi này. Nếu mọi việc không diễn ra như vậy thì có thể bé đã bị thiếu sắt hoặc suy dinh dưỡng khi đó bạn cần đưa bé đi khám để đảm bảo sức khỏe của bé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật