Suy dinh dưỡng - Biểu hiện, nguyên nhân và cách ngăn ngừa

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng nay ở trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 - 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.

Tìm hiểu về nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

Đây là một vấn đề sức khỏe phổ biến và tình trạng này xảy ra khi chế độ ăn uống không chứa đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Có nhiều lý do khác có thể xảy ra như:

- Trong sinh hoạt thường ngày, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi)

- Thức ăn không hợp khẩu vị hợp hoặc trẻ không được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau

Thức ăn không hợp khẩu vị dễ dẫn tới suy dinh dưỡng

Thức ăn không hợp khẩu vị dễ dẫn tới suy dinh dưỡng

- Do trẻ thường xuyên mắc các bệnhnhiễm trùng (tiêu chảy viêm phổi giun sán...) phải sử dụng thuốc có hiệu quả diệt vi trùng gây bệnh, cùng lúc sẽ diệt bớt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến việc kém hấp thu và biếng ăn

- Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý khi gia đình có những hành động ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, dần dần sẽ gây ra bệnh chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng

Dấu hiệu

- Phát sinh những thay đổi trong hành vi, chẳng hạn như thường xuyên quấy khóc, ít vui chơi và kém linh hoạt, cơ thể chậm chạp hơn hẳn bạn cùng lứa. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Đặc biệt, dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là khi trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

- Bé chậm tăng cân: Cân nặng chính là chỉ số là ban đầu nói lên sự phát triển thể chất của con. Trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, các chỉ số về cân nặng và chiều cao tăng chậm hơn trước, nên đa số các mẹ thường không theo dõi chặt chẽ cân nặng của con, không phát hiện hoặc lơ là việc con bị đứng cân. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng. Mẹ có thể theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng trẻ hàng tháng: cân, đo chiều cao để đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ.

Chậm tăng cân là dấu hiệu chính của bệnh

Chậm tăng cân là dấu hiệu chính của bệnh

Theo đó, trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng nằm bên dưới vùng chuẩn bình thường của biểu đồ, trẻ bị đe dọa nếu cân nặng nằm dưới đường chuẩn.

- Bé chậm phát triển về thể chất: Việc này mẹ rất dễ nhận thấy bằng cách theo dõi chiều cao và cân nặng của bé. Sau đó so sánh với bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ. Nếu trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình. Trẻ có vấn đề về chiều cao có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên theo dõi các mốc phát triển vận động của trẻ như: lật, ngồi, đi đứng, nói... có phù hợp với lứa tuổi hay không.

- Bé có biểu hiện mệt mỏiđau yếu, kém linh hoạt: Ngoài các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi cần tìm nguyên nhân để giúp trẻ ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe của bé mẹ cũng không nên bỏ qua, nếu trẻ kém linh hoạt rối loạn giấc ngủ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng... cũng là những biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng.

Hậu quả

- trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng quan tâm nhất là việc trẻ bị phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần Suy dinh dưỡng khiến tất cả các cơ quan giảm phát triển, thứ nhất là hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ.

- Thứ hai là giảm phát triển trí não chậm chạp, giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành.

Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não

Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não

Tùy thuộc vào nguyên nhân đang gây ra bệnh và mức độ nghiêm trọng để đưa ra phương pháp điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện Thông thường, thay đổi chế độ ăn uống là biện pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh suy dinh dưỡng chế độ ăn uống có thể cần phải gia tăng hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm của trẻ, hoặc dùng thêm các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngăn ngừa

- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài từ 18 - 24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa cần có nguồn sữa phù hợp để thay thế cho trẻ.



- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ tăng cân khỏe mạnh: Cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như bột, đường, đạm béo vitamin và khoáng chất. Lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi mới, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, nấu thức ăn chín kỹ để phòng tránh trẻ các bệnh đường ruột như giun, sán.

- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh suy dinh dưỡng.

- Không lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh cho trẻ, chỉ dùng kháng sinh đủ liều và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong thời gian bệnh và sau để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ Tiêm chủng và xổ giun định kỳ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật