Những điều cha mẹ cần lưu ý trong quá trình điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh thường gặp vào mùa hè nhất là ở trẻ em Bệnh tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ. Riêng trẻ sơ sinh bú mẹ, có thể đi tiêu 5-6 lần trong ngày. Vậy, bạn đã biết cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại nhà chưa?

Những lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em, cần chú trọng các nguyên tắc sau:

Uống nhiều nước hơn bình thường: Nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội

Cần bổ sung nước trong quá trình điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Cần bổ sung nước trong quá trình điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Tiếp tục cho ăn: Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Trong quá trình điều trị tiêu chảy ở trẻ em lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Bổ sung kẽm:các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Qua một số nghiên cứu được tiến hành rộng rãi cho thấy Smecta® (diosmectite) cũng giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Ngoài ra, cần đưa trẻ trở lại ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu để việc điều trị tiêu chảy ở trẻ em đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Dù các biện pháp điều trị tiêu chảy ở trẻ em không đáng lo thì việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý: Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.

Khi cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm nguồn nước, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật