Biện pháp ngăn chặn bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè

Thời tiết mùa hè ở nước ta thường nắng nóng kéo dài cùng với độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển mạnh...

Viêm não Nhật Bản B

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Vi-rút gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao đau đầu nôn, rối loạn ý thức co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh.

Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Tuy bệnh nguy hiểm là thế nhưng việc phòng ngừa không khó. Bằng cách cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Giữ vệ sinh và tiêm vắc-xin phòng bệnh là cách ngăn chặn bệnh hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)

Giữ vệ sinh và tiêm vắc-xin phòng bệnh là cách ngăn chặn bệnh hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết Trong đó, triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh SXH có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: Sốt đột ngột; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-400C hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên. Chứng sốt này thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt nhiều trẻ còn đau bụng thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn. Ói mửa, sình bụng cũng là triệu chứng hay gặp.

Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: có trẻ chỉ chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng; có trẻ lại chảy máu dưới da, nôn hay đại tiện ra máu. Có những trẻ bị xuất huyết nhưng lại không hề có một triệu chứng xuất huyết nào. Dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là sốc xuất huyết. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân SXH độ 1 - độ 2 có thể điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 cha mẹ cần theo dõi bệnh của trẻ thật chu đáo để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: Trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít; Tay, chân lạnh; Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát. Nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt), nếu nhận thấy một hoặc vài triệu chứng kể trên thì phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh viện Phòng SXH bằng cách ngủ màn chống muỗi đốt.

Tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do vi khuẩn (lỵ thương hàn tả...) hoặc vi-rút nấm ký sinh trùng đường ruột Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiện sớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh) hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi tiêu chảy cấp nếu không theo dõi và điều trị đúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do mất nước và điện giải.

Do vậy, khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống, tốt nhất là uống dung dịch oresol truyền dịch chỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa men vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị cầm tiêu chảy

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật