Phòng bệnh đau mắt đỏ và tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Thời tiết nóng bức mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là bệnh đau mắt đỏ và tay chân miệng.

Miền Bắc bắt đầu vào mùa dịch đau mắt đỏ, miền Nam dịch tay chân miệng đang hoành hành. Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm hai bệnh trên, hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích dưới đây:

1. Phòng bệnh khi chưa có dịch

- Thường xuyên vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ, mở cửa các phòng cho thông thoáng, nhiều ánh sáng… Không vứt rác tùy tiện ảnh hưởng đến môi trường xung quanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để diệt khuẩn, nhất là trước và sau khi nấu ăn, khi ăn và sau khi đi tiêu.

- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5%.

- Rửa mặt 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường.

- Đeo kích râm và đeo khẩu trang khi ra đường để đề phòng tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

- Tránh thói quen dụi mắt bằng tay, phải thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lí.

- Tăng cường sức đề kháng là một nhiệm vụ quan trong trong quá trình phòng bệnh. Cần chú ý chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với những thực phẩm lành mạnh, kết hợp việc tập luyện thể dục đều đặn và nghỉ ngơi hợp lí.

2. Phòng bệnh khi đang có dịch

- Tránh tiếp xúc với người đang có bệnh khi không cần thiết. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh, cần đeo khẩu trang và đeo kính để phòng ngừa vi khuẩn lây lan.

- Giặt các đồ dùng của người bệnh và lau dọn phòng của bệnh nhân bằng dung dịch sát khuẩn có clo.

- Sau khi chăm sóc bệnh nhân, phải rửa ray kĩ với xà phòng sát khuẩn.

- Không dùng chung các vật dụng với người bệnh, đặc biệt là khăn mặt hoặc thuốc nhỏ mắt khả năng lây bệnh đau mắt đỏ rất cao.

- Không nên đến các bể bơi công cộng hay các vùng nước ô nhiễm

- Khi phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh chân tay miệng hay đau mắt đỏ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh tự ý sử dụng thuốc

- Người có bệnh nên nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, hạn chế đi lại sẽ lây lan ra cộng đồng, hoặc đeo kính râm và khẩu trang khi ra ngoài.

- Trong vùng có dịch (hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạt động tập trung đông người.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật