Tham khảo 6 lưu ý để tránh rủi ro khi tiêm vắc-xin cho trẻ
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), tiêm vắc-xin là việc làm cần thiết nhằm giúp trẻ tránh được hơn 10 loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên phụ huynh cần trang bị một số kiến thức cơ bản khi đưa bé đi tiêm phòng. Để tránh xảy ra tình huống rủi ro và tạo điều kiện tốt nhất cho bé khi đi chủng ngừa, phụ huynh cần lưu ý chuẩn bị một số việc sau đây.
1. Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bé. Để đảm bảo bé có thể thực hiện được mũi tiêm, bạn nên kiểm tra xem trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không. Nếu là bé sơ sinh thì cân nặng của bé có đủ 2,5kg chưa và bé có đang bệnh hay không. Nếu bé có sốt hoặc dưới 2,5kg thì chưa thể tiêm ngừa được. Nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm được không.
Tiêm phòng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho cộng đồng (Ảnh: Internet)
2. Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của bé. Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng khi đưa trẻ đi chủng ngừa vì trong sổ và phiếu sẽ ghi đầy đủ các mũi tiêm mà bé đã được thực hiện trước đây. Điều này giúp rất nhiều cho bác sĩ khi tham vấn để hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ như tiêm nhắc, tiêm bù các mũi bỏ sót, tiêm thêm những mũi còn thiếu.
3. Ghi chú về các loại thuốc bé đang sử dụng hoặc từng sử dụng kéo dài trên 2 tuần. Vì có những loại thuốc khi sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của vắc-xin, do đó đây cũng là một thông tin quan trọng mà bố mẹ cần ghi chú và báo cho bác sĩ biết.
4. Ghi chú về các loại vắc xin thuốc thức ăn mà bé từng bị dị ứng trước đó. Đây là một thông tin hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau tiêm. Đặc biệt, nếu bé đã từng dị ứng với một loại vắc-xin đã được tiêm trước đây thì ba mẹ bắt buộc phải báo ngay cho bác sĩ biết.
5. Chăm sóc trẻ sau tiêm là khâu quan trọng. Phụ huynh nên tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc uống thêm nước, uống thuốc hạ sốt - giảm đau paracetamol nếu trẻ sốt hay quấy khóc với liều thuốc là 10 – 15mg/kg cân nặng của trẻ.
6. Chườm khăn thấm nước lạnh sạch vào vị trí tiêm nếu có sưng đau và không nên hạ sốt bằng thuốc aspirin Ngoài ra, bố mẹ cũng không nặn chanh, đắp khoai, kiêng tắm rửa vì dễ gây nhiễm trùng
Phản ứng có thể gặp sau tiêm là sốt, sưng, nóng, đỏ đau ngay vị trí tiêm. Những trường hợp này có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Nhưng khi trẻ có những biểu hiện như sốt cao trên 38,5 độ C, nổi ban, các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, sốt quấy, bú kém, biểu hiện nặng hơn sau 24 giờ co giật tím tái... bố mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:02 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:05 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:08 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:06 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:03 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:00 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:01 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023