Cách phòng ngừa dịch cúm gia cầm ở người trong dịp Tết

Vệ sinh cá nhân, ăn uống, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh... sẽ phòng ngừa được dịch cúm gia cầm ở người.

Dịch cúm gia cầm đe dọa bùng phát dịp Tết

Hiện nay, dịch cúm gia cầm đang có diễn biến hết sức phức tạp, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã nhận định: Năm 2015 sẽ ghi nhận thêm nhiều nguy cơ các trường hợp mắc cúm A/ H5N1, A/H5N7 mới trên người. Trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia dịch cúm gia cầm có thể đe dọa xâm nhập bất cứ lúc nào.

Thời tiết đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra phát triển mạnh mẽ, trong đó có cúm giá cầm. Đặc biệt, trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán, việc tiêu thụ, buôn bán, giết mổ gia cầm tăng cao, đe dọa bùng phát dịch cúm gia cầm ở người, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.

Sử dụng thịt gia cầm ở những cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm rất cao

Sử dụng thịt gia cầm ở những cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm rất cao 

Cúm gia cầm ở người nếu như không được chữa trị nhanh chóng và kịp thời, người bệnh có thể sốc nhiễm trùng suy đa phủ tạng và tử vong Tính đến thời điểm 2013, Việt Nam đã có hơn 3.000 trường hợp xuất hiện dịch cúm trên gia cầm và 124 ca bệnh ở người, trong đó có 62 người đã tử vong.

Cách phòng ngừa dịch cúm gia cầm ở người

Để tránh lây lan cúm gia cầm từ người sang người, có thể bùng phát thành đại dịch và hạn chế số người tử vong, ngay từ bây giờ, mỗi người cần chủ động phòng ngừa dịch đúng đắn và hiệu quả, cụ thể bao gồm một số điều cơ bản như sau:

- Hạn chế tiếp xúc với gia cầm bị bệnh: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất khi bạn tiếp xúc với nguồn bệnh mà cụ thể ở đây là gia cầm bị nhiễm bệnh Khi bạn phát hiện gia cầm bị ốm, chết, tuyệt đối không sử dụng và giết mổ mà cần phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Không vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm tra của cơ quan thú y. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.

Nếu gia đình có nuôi gia cầm thì khi vệ sinh sân chuồng cần đeo khẩu trang, thiêu hủy chất thải của gia cầm an toàn ở những nơi xa khu sinh sống và chăn nuôi.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống thường xuyên: Đảm bảo vệ sinh cá nhân thường ngày. Thịt gia cầm và sản phẩm từ gia cầm cần phải được nấu chín kĩ và xử lý đúng cách. Không để lẫn thịt gia cầm chín với thịt còn sống.

Tuyệt đối không ăn thức ăn khi chưa được nấu chín, không ăn tiết canh gia cầm. Rửa lại thật sạch những dụng cụ nhà bếp đã sử dụng để chế biến gia cầm trước khi tái sử dụng những dụng cụ đó.

- Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh: Bạn nên thực hiện chế đọ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, tích cực rèn luyện thân thể. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, làm việc ở những nơi có dịch cúm trên gia cầm cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân.

- Đi khám bệnh kịp thời: Khi có các biểu hiện như: sốt cao (trên 38oC) đau đầu ho khan đau nhức các cơ, tức ngực dữ dội khó thở đau họng mệt mỏi tiêu chảy… thì cần tìm đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật