Chườm nóng lưng và gối khi bị đau gót chân như thế nào?

Đau gót chân được hiểu đơn giản là đau ở gót chân mỗi khi bạn đi lại, nhấc chân hoặc chạm chân xuống bất kì mặt phẳng nào đó.

Câu hỏi: Chào bác sĩ, em năm nay 31 tuổi đã có gia đình và 1 cháu nhỏ. Gần đây em thường đau và tê gót chân mỗi khi sáng thức dậy. Và nó thường diễn ra đau trong ngày mỗi khi em đứng làm 1 việc gì đó lâu. Với lại cơ thể em thường hay mỏi lưng và mỏi khớp gối, không biết có phải do em sinh mổ bị ảnh hưởng không bác sĩ? (vì lúc sinh em bị tiêm 1 mũi vào sống lưng). Em rất mong sự hồi đáp của bác sĩ và tư vấn giúp em cách điều trị cũng như làm thế nào để hết hiện tượng trên. Chân thành cảm ơn.

BSCKII Vũ Thị Lừu

BSCKII Vũ Thị Lừu

Trả lời:

Đây là một biểu hiện rất thường gặp, khó điều trị và hay tái phát nếu chân không được chăm sóc đặc biệt. Đau gót chân có nguyên nhân chủ yếu là do viêm cân gan chân.

Đau gót chân thường bắt đầu với những cơn đau nhẹ ở một bên chân và nếu không được điều trị nhanh chóng cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đau thường tăng lên khi vận động đi lại hoặc khi đứng quá lâu. Tuy nhiên, hầu hết những người bị đau gót chân đều cảm thấy không đau khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.

Nguyên nhân gây đau ở gót chân:

- Tuổi: Người trong độ tuổi từ 40 và 60 dễ bị nhất.

- Giới tính: Phụ nữ bị nhiều hơn nam giới.

- Tập thể dục: Những hoạt động đặt nhiều sức căng trên gót chân và những mô kèm theo - chẳng hạn như chạy đường dài, múa ballet và nhảy aerobics – có thể góp phần gây ra viêm gân.

- Béo phì: Trọng lượng thân thể quá nặng tạo thêm sức đè và căng thẳng trên dây gân

- Nghề nghiệp: Những người phải đi bộ hoặc đứng trên các bề mặt cứng trong thời gian dài khi làm việc có thể gây tổn thương cho dây gân.

- Giày quá rộng hoặc quá chật hay thường xuyên mang giày cao gót khiến dây gân gót chân có thể co rút và bị ngắn lại, làm những mô xung quanh gót chân bị căng và dễ tổn thương.

Để khắc phục tình trạng đau gót chân, TS. Vũ Thị Lừu - Bệnh viện E cho biết:

- Thường xuyên ngọ nguậy các ngón chân, quặp lại trong vài giây rồi xòe ngón chân ra. Luân phiên co chân hoặc nâng gối lên một chút, có tác dụng thư giãn bắp chân. Đơn giản hơn, bạn đứng nhón một chân và đung đưa nhẹ gót chân. Nhích một bàn chân ra trước một chút (10-20cm), nhấc mũi chân lên rồi đạp nhẹ lên xuống nhiều lần.

- Nếu có điều kiện, tập mát-xa lòng bàn chân bằng cách lăn trên một trái banh tennis. Động tác này là hiệu quả nhất. Lưu ý thêm là nếu bàn chân bị sưng, đau sau khi đứng lâu thì nên chườm lạnh trong 5 phút.

Sau buổi làm việc, bạn tìm một chỗ ngồi, gác chân hơi cao lên ghế hay bàn nhỏ, mát-xa chân nhẹ nhàng theo hướng từ bàn chân lên đùi, động tác này giảm sưng rất hiệu quả. Nếu đôi chân không có vấn đề gì thì có thể ngâm nước ấm mỗi tối 15 phút, tập mạnh cổ chân, tập đạp xe tại chỗ để chuẩn bị sức khỏe cho ngày hôm sau.

- Nghỉ ngơi xoa bóp khớp gối hàng ngày và tập các động tác khớp gối không chịu tải (bạn có thể ngồi trên ghế, hai tay đan vào nhau vòng dưới đùi, sau đó căng tối đa sao cho bàn chân, cổ chân và khớp gối thẳng hàng nhất có thể).

Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điểm sau:

- Chọn giày tốt: Tránh đi giày cao gót. Mua giày thấp hoặc cao trung bình, có phần hỗ trợ vòm lòng bàn chân tốt và hút chấn động.

- Chườm nóng lưng và gối bằng muối rang với ngải cứu hoặc lá đu đủ xanh từ một đến hai lần mỗi ngày.

- Dùng các thuốc dưỡng khớp như Glucosamin Jex, Viatrils, sụn vi cá mập…

- Nếu cân nặng vượt quá chỉ số bình thường, bạn cần giảm cân

- Cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu a-xít béo omega-3 (thường có trong các loại hạt cá biển); các loại quả như cam ớt đỏ cà chua chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật