Đen móng chân không chỉ là do tụ máu, nhiều căn bệnh khác được cảnh báo từ dấu hiệu này
Xuất hiện nhiều vết thâm tím, mẹ bầu ‘sốc nặng’ khi nhận tin từ bác sĩ
Biện pháp phòng ngừa gãy dương vật, giúp phái mạnh thêm tự tin
Tình trạng thâm tím đen móng chân thường gây ra bởi chấn thương trong quá trình vận động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y khoa, đây không phải nguyên nhân duy nhất khiến phần móng chân của bạn sở hữu ngoại hình xấu xí này.
Đôi khi vấn đề lại đến từ những nguyên nhân không ngờ vào báo hiệu những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng này:
Chấn thương lặp lại nhiều lần
Thủ phạm phổ biến nhất cho hiện tượng bầm tím, thâm đen móng chân là những chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần. Những chiếc giày không hợp cỡ cũng khiến hiện tượng này thêm trầm trọng.
Tiến sĩ Jacqueline Sutera, Dược sĩ y khoa kiêm người phát ngôn cho Hiệp hội Y khoa Podiatric cho biết, những chấn thương dạng này trải dài từ mức độ nhẹ với những vết thâm không gây đau cho đến tình trạng nghiêm trọng với khoảng thâm đen rõ rệt gây đau nhức khó chịu.
Trong trường hợp nhẹ, bạn không cần can thiệp các biện pháp y tế mà chỉ đơn giản để cơ thể tự xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, móng chân có thể bị bật nếu không hạn chế vận động.
Tiến sĩ Lori Weisenfeld, nhà nghiên cứu các vấn đề chuyên khoa chân tại NewYork cho biết, khi móng bật khỏi ngón, chúng sẽ không được cơ thể tiếp nhận lại và do vậy, việc duy nhất bạn có thể làm là đợi móng mới mọc lại.
Chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần là nguyên nhân khiến đen móng chân
Tuy nhiên, khoảng thời gian này không hề nhỏ, lên đến 3-6 tháng tùy vào từng người. Trong trường hợp tệ hơn nữa, khi lớp móng mới tiếp tục bị tổn thương, thời gian bình phục sẽ lâu hơn gấp bội. Bạn cũng sẽ cần tới sự can thiệp y khoa để loại bỏ phần móng cũ, mở đường cho móng mới phát triển thoải mái.
Tụ máu
Chịu tác động lớn từ bên ngoài có thể khiến các thành mạch tổn thương, gây tràn máu và hình thành phần máu tụ màu đen dưới ngón chân. Hiện tượng này thường gặp nhất khi bạn vô tình đánh rơi vật nặng vào ngón chân và mang đến cảm giác không mấy dễ chịu gì.
Tiến sĩ Sutera cho hay, để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ cần đưa một ống nhỏ vào bên dưới móng và rút lượng máu tụ ra ngoài. Tuy vậy, bạn không nên thử nghiệm biện pháp này tại nhà bởi chúng khá phức tạp và đòi hỏi vệ sinh cũng như kĩ thuật cao.
Nấm móng chân
Các loại nấm móng có thể lan nhanh chóng ra xung quanh ngón chân của bạn và khiến chúng có màu vàng, xanh, nâu, tím hay đen. Theo tiến sĩ Sutera, độ rộng và màu sắc phụ thuộc vào loại nấm kí sinh tại đây. Thông thường, nấm ngứa cũng đem đến mùi khó chịu cho chân của bạn.
Nếu nghi ngờ mắc nấm móng chân, hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia y khoa. Các bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu vật để chẩn đoán chính xác hơn. Việc điều trị cũng đa dạng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại nấm móng. Thông thường thuốc uống và điều trị laze là hai biện pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề này.
Các loại nấm móng có thể lan nhanh chóng ra xung quanh ngón chân của bạn và khiến chúng có màu vàng, xanh, nâu, tím hay đen.
Ung thư da
Ung thư da ác tính có thể trú mình bên dưới móng chân của bạn và tạo nên màu đen cho khu vực này. Tuy nhiên, do đặc tính phát triển chậm chạp, nhiều người thường không chú ý và bỏ qua dấu hiệu nguy hiểm đó
Các chuyên gia y khoa tại Trung tâm ung thư Memorial Sloan-Kettering cho biết, nếu phát hiện móng chân chuyển màu một cách chậm chạp mà bạn không gặp chấn thương hay đau đớn gì, hãy nhanh chóng đến gặp các chuyên gia y khoa để tìm kiếm lời tư vấn ung thư da ác tính được liệt vào một trong những căn bệnh chết người những hoàn toàn có thể điều trị nếu được phát hiện kịp thời.
Thỉnh thoảng, thâm đen móng chỉ là vấn đề của da. Tiến sĩ Sutera cho biết, hiện tượng này đặc biệt xảy ra phổ biến ở những người da màu. Các sắc tố da thay đổi theo thời gian là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Thông thường, sự đổi màu này diễn ra tương xứng ở cả hai bên ngón chân hoặc tay và chúng sở hữu màu sắc cũng như hình dáng tương tự nhau.
Đây cũng là đặc điểm rõ rệt nhất giúp phân biệt chúng với những khối u ác tính, vốn chỉ phát triển ở một bên móng. Tuy vậy, bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để loại bỏ những rủi ro không đáng có.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:01 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:06 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:05 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:09 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:04 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:04 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:02 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:08 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:09 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:00 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023