Làm thế nào để đối phó nhanh với nọc độc của ong?

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, em tôi năm nay 12 tuổi, là nữ giới. Em tôi bị dị ứng với ong. Những nốt nổi to rần lên khắp người như muỗi cắn, mong bác sĩ hướng dẩn cách chữa trị. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn,

Vết ong đốt càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn. Vì thế khi bị ong đốt cần làm ngay những việc dưới đây.

- Lấy kim ra: Khi bị ong mật đốt, mũi kim (ngòi) của ong sẽ dính vào da và tiếp tục bơm chất độc trong vài phút. Vì thế, cần lấy kim ra càng nhanh càng tốt. Có thể dùng móng tay hoặc nhíp để gắp ra. Thường thì mũi kim cắm vào da không sâu lắm, chỉ cần dùng móng tay cào nhẹ là có thể kéo ra.

- Rửa sạch vết đốt bằng xà phòng và nước để tránh nhiễm trùng

- Xoa dịu vết đốt: trong nọc ong có nhiều chất gây dị ứng vì thế vết đốt của ong sẽ gây đau buốt, sưng to, sau đó có thể chuyển sang mẩn đỏ và ngứa.

Vết ong đốt càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn.

Vết ong đốt càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn.

Để làm dịu vết đốt có thể áp dụng một số cách sau:

- Dùng aspirin: Lúc vết thương còn ướt (sau khi rửa hoặc sát trùng), nhúng nước một viên aspirin chà lên vết đốt. Đây là một trong những phương pháp công hiệu nhất để làm giảm đau nhức.

- Bẻ đôi một viên thạt hoạt (có bán tại các hiệu thuốc) rồi đổ tẳng lên vết đốt nếu còn ướt, hoặc trộn với vài giọt nước cho dền sệt rồi đắp lên vết thương. Bột than hoạt có công dụng khử độc tại vết đốt.

- Sử dụng các thuốc chống dị ứng:

+ Bôi kem phenergan: đây là loại thuốc kháng histamine có bán tại các nhà thuốc chuyên trị các triệu chứng của bệnh dị ứng có tác dụng làm cho vết đốt bớt sưng, bớt ngứa.

+ Uống thuốc chống dị ứng để giảm sưng và ngứa.

Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng của em bạn vẫn không được cải thiện thì bạn nên đưa em đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được điều trị triệt để.

Chúc em bạn mau khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật