Cách xử lý khi bị ong đốt mọi người cần phải ghi nhớ

Hằng năm vào mùa hè số người bị ong đốt tăng lên rất nhiều do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải,... thu hút ong. Ngoài ra, do trẻ em được nghỉ học đi chơi thường hay chọc phá tổ ong và bị ong đốt.

Thông thường ong đốt không gây nguy hiểm nhưng nếu vết đốt nhiều hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu mặt cổ: bị dị ứng với nọc ong, bị sốc hoặc bị nhiễm độc... có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nước ta có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi. Các loại ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loại ong vùng rừng núi rất độc và nguy hiểm. Dưới đây là cách xử lý khi bị ong đốt cho bạn đọc tham khảo.

Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

1. Xử trí khi bị ong đốt:

- Khi bị ong đốt cần nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.

- Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

- Uống nhiều nước để loại thải các độc tố

- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

2. Theo dõi dấu hiệu nguy hiểm

Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay nạn nhân đến đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau:

- Số lượng vết đốt nhiều (từ 10 nốt trở lên).

- Bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong rừng đốt.

- Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt).

- Nạn nhân có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt mẩn ngứa khó thở mệt nhiều, đái ít vàng mắt vàng da

Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra

Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra

3. Phòng tránh ong đốt như thế nào?

Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong (nhất là trẻ em hay tò mò, nghịch ngợm). Ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây hay bụi cây hoặc quanh nhà, dưới mái nhà, do đó không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.

Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa). Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật