Mách bạn cách chữa trị tổ đỉa bằng một số loại thuốc y tế

Tổ đỉa (dysidrose) là một thể đặc biệt của bệnh chàm biểu hiện chủ yếu của bệnh là các mụn nước nhỏ, sờ thấy chắc và thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân và các rìa ngón. Các mụn nước không tự vỡ mà thường xẹp đi, sau đó bong vảy.

Tổ đỉa (dysidrose) là một thể đặc biệt của bệnh chàm biểu hiện chủ yếu của bệnh là các mụn nước nhỏ, sờ thấy chắc và thường xuất hiện ở bàn tay bàn chân và các rìa ngón. Các mụn nước không tự vỡ mà thường xẹp đi, sau đó bong vảy. Kèm theo mụn nước là ngứa, có thể ngứa nhiều hoặc ít. Nếu giữ gìn vệ sinh không tốt hoặc gãi làm vỡ mụn nước dễ dẫn đến nhiễm trùng tạo thành các nốt mụn mủ có thể gây ra các bọc mủ nếu nhiễm trùng lan rộng.

Việc điều trị tổ đỉa thường khó khăn do cơ địa dị ứng và sự tác động của yếu tố môi trường tiếp xúc là yếu tố thuận lợi trực tiếp gây bệnh. Do đó tùy từng trường hợp cụ thể, thầy thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn chống nấm chống dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân.

Điều trị tại chỗ: Với các thuốc như bôi cồn focmolsalicylic 3% hoặc cồn BSI 1% - 3% (đối với mụn nước đơn thuần). Dùng dung dịch tím metin 1% hay dung dịch xanh methylen 1% (cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn có mủ hoặc chợt loét). Khi tổn thương khô có thể bôi mỡ chứa corticoid (flucinar, synalar).

Điều trị toàn thân: Dùng thuốc chống dị ứng chlopheniramin, cetirizin loratadin hoặc dùng thêm kháng sinh (nếu có bội nhiễm) hay thuốc chống nấm như griseofulvin nếu bị nhiễm nấm

Ngoài ra có thể bổ sung các vitamin thích hợp như vitamin PP C, B6 và cần xem các nguyên nhân gây dị ứng để loại trừ.

Để phòng bệnh phát sinh hoặc tái phát, nên mang găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất kích thích, bụi bẩn, nước bẩn. Giữ bàn chân khô ráo, thoáng mát nhất là về mùa nóng, đặc biệt là khe giữa các ngón chân.
 
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật