Một số biểu hiện của bệnh biếu cổ mà bạn cần cảnh giác
Cảnh báo: Trẻ con dễ lùn và kém thông minh nếu thiếu kẽm
Nguyên nhân và phương pháp giúp điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả
Tuyến giáp bình thường cân nặng vào khoảng 30g, khi phát triển thành bướu nó tăng khối lượng lên rất nhiều. Có những trường hợp lên đến 400 - 500g. Tuy nhiên, sự chèn ép của bướu giáp vào khí quản và gây khó thở không chỉ phụ thuộc vào khối lượng của bướu mà còn theo vị trí, do khoang trung thất trước khá hẹp nên các bướu giáp thòng dù khối lượng nhỏ cũng dễ dàng gây chèn ép. Những bướu giáp phát triển lên trên và ra trước cổ thường ít chèn ép hơn và cũng dễ phát hiện hơn.
Chẩn đoán
Khi chèn ép vào khí quản, trong thời kỳ đầu bướu giáp thường gây khó thở khí gắng sức về sau khó thở liên tục, thở vào chậm và khò khè giống như một bệnh nhân hen phế quản Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt với khó thở chức năng trong những trường hợp loạn cảm thành họng do viêm xoang sàng hoặc viêm họng mạn tính là triệu chứng rất hay gặp ở phòng khám Bệnh nhân hay than với chúng tôi có cảm giác vướng, nuốt nghẹn khó thở ở vùng cổ và yêu cầu khám xem có bướu chìm phía sau hay không.
Có thể thấy hình ảnh khí quản bị chèn ép hoặc đẩy lệch với một phim X-quang chụp nghiêng. Siêu âm tuyến giáp trở nên khá thịnh hành trong thời gian hiện nay, với những lợi điểm nhanh chóng, chính xác, hiệu quả kinh tế cao, giá thành rẻ và nhất là không gây tổn hại cho bệnh nhân. Qua siêu âm, người thầy thuốc còn có thể đánh giá chính xác kích thước, khối lượng và mức độ chèn ép của bướu giúp cho việc hoạch định kế hoạch phẫu thuật được dễ dàng.
Một số trường hợp, nếu nghi nghờ ung thứ tuyến giáp nhất là bướu giáp chèn ép gây khó thở trên một bệnh nhân lớn tuổi, chúng ta cần cho bệnh nhân làm xạ hình tuyến giáp với iod đồng vị phóng xạ 131. Những trường hợp dị ứng với iod có thể dùng Technicium 99, tuy nhiên độ đặc hiệu của technicium 99 đối với tuyến giáp không cao bằng iod 131. Kết quả xạ hình tuyến giáp thường cho phép người thầy thuốc phát hiện những hạch di căn cạnh máng cảnh để có thái độ xử trí khi phẫu thuật.
Ở một số bệnh viện và trung tâm có phương tiện chẩn đoán hiện đại, bệnh nhân có thể được làm nội soi phế quản bằng ống nội soi mềm. Với ống nội soi mềm, chúng ta quan sát được khí quản bị chèn ép từ ngoài vào do bướu giáp hay bị thâm nhiễm làm tắc đường thông khí, hoặc liệt thanh quản do ung thư tuyến giáp xâm lấn.
Điều trị như thế nào?
Trong điều trị loại bệnh lý này bằng phẫu thuật người ta chia làm hai loại: mổ cấp cứu và mổ theo chương trình.
Mổ cấp cứu: thực hiện khi bệnh nhân bị khó thở cấp, thông thường do ung thư tuyến giáp ăn lan vào khí quản hoặc bướu giáp thể nang có xuất huyết bên trong lớn nhanh gây chèn ép… Tuy nhiên, do phải phẫu thuật trong tình trạng cấp, nên kết quả thường hạn chế. Phẫu thuật hay được áp dụng là: mở khí quản khai thông đường thở, cắt toàn bộ bướu giáp hay phẫu thuật làm sạch trong trường hợp ung thư tuyến giáp ở giai đoạn muộn và bệnh nhân đến trễ. Nguyên nhân, tại nước ta do việc giáo dục kiến thức Y học còn hạn chế, nhiều bệnh nhân do kinh tế kém nên ngại đi khám và chữa bệnh… nên khi khó thở nhiều mới đến điều trị và thường là đã quá muộn để có thể điều trị triệt để cho bệnh nhân.
Mổ theo chương trình: phần nhiều là các trường hợp bướu giáp thòng trung thất, với loại bướu này việc chẩn đoán nếu không phải chuyên khoa hoặc bác sĩ không chú ý cũng dễ bị bỏ sót. Một chỉ định khác là ung thư tuyến giáp chèn ép vào khí quản, phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo hạch cổ hai bên và xạ trị với iod 131 bổ sung đã cứu sống được rất nhiều bệnh nhân.
Có nên quá lo lắng hay không?
Phần lớn bệnh nhân đến với chúng tôi đều ở hai trạng thái: một là lo lắng quá đáng, mặc dù nguyên nhân gây khó thở không phải là bướu giáp mà chỉ là cảm giác vướng, nuốt nghẹn do loạn cảm thành họng vì viêm xoang viêm họng mãn. Bệnh nhân liên tục tìm hết bác sĩ này đến thầy thuốc khác để cố gắng chứng minh mình bị bướu giáp. Số còn lại thì thờ ơ không chú ý gì cả, thậm chí đến việc khám thông thường ở một bác sĩ nội khoa cũng không và họ chỉ thật sự lo lắng khi khối u đã quá to, cứng và ăn lấn vào khí quản để rồi không thở được. Cả hai thái độ trên đều không tốt, cần đi khám bệnh khi thấy bướu giáp và cả lúc nghi ngờ có bướu gây khó thở; nhưng cũng không nên cực đoan khẳng định mình bị bướu chìm hay đại loại một bệnh gì đó không có trong thực tế.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:02 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:01 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:07 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:05 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:00 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:06 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:03 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:08 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:04 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:01 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023