Người đàn ông bị loạn thần, suy gan, suy thận vì ong đốt, các bạn hãy cẩn trọng nhé!

Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết thời gian gần đây bệnh viện liên tiếp cấp cứu bệnh nhân bị ong đốt.

Riêng trong tháng 6/2018, Khoa Hồi sức Cấp cứu BVĐK đã tiếp nhận 10 trường hợp nhập viện do bị ong đốt. Nguyên nhân chủ yếu là do bà con bất cẩn khi đi rừng hoặc bắt ong để lấy mật.

Gần đây nhất bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Triệu Văn T (Yên Phúc, Văn Quan) nhập viện do bị nhiều vết ong đốt gây bất tỉnh. Được biết trước đó, bệnh nhân đi rừng bắt ong và bị ong đốt nhiều vào vùng đầu, mặt, cổ. Qua thăm khám các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc nọc ong vò vẽ dẫn đến loạn thần, suy gan và suy thận

Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, mùa hè, tai nạn do ong đốt thường rất hay xảy ra nên người dân cần lưu ý: Tránh tiếp xúc với ong, không kích động hoặc chọc phá tổ ong. Khi ong bay đến, không chạy, nên đứng hoặc ngồi im không cử động. 

Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình Nên phá ngay khi tổ mới xây (thường tháng 3-4).

Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo sặc sỡ.  Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng, đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

Để loại bỏ tổ ong nên dùng khói, bình xịt côn trùng xua ong đi hết sau đó dùng lưới mắt nhỏ hoặc màn bọc tổ ong gỡ đi. Người thực hiện cần mặc quần áo dày, áo mưa (loại nhựa dày), đi găng và đầu đội mũ kín.

Các bác sĩ Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, khi bị ong đốt cần  xử trí đúng cách theo nguyên tắc sau:

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.  Dùng kẹp nhổ tóc để nhổ, hoặc dùng cạnh sắc của miếng bìa, thẻ tín dụng, thẻ điện thoại,…để gạt và lấy ngòi ong ra (áp dụng với ong mật, số lượng vết đốt ít).

Cho bệnh nhân uống đủ nước: Nên dùng nước pha với ORESOL hoặc nước canh, nước quả nước khoáng Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám.

Gọi cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu: Số lượng vết đốt nhiều (từ 10 nốt trở lên). Ong rừng đốt. Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt).

Bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, ví dụ: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt mẩn ngứa khó thở Mệt nhiều, đái ít. Vàng mắt vàng da

Bệnh nhân khó thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có.

Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không bôi vôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.

- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi khu vực có ong, đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể.

- Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép  lấy ngòi vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.

- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để loại thải các độc tố

- Đưa người bị đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật