ok: Những biểu hiện khi mắc Hội chứng SBS (Hội chứng nhà cao tầng)

Hội chứng SBS là hội chứng nhà kín hay còn gọi là hội chứng nhà cao tầng, có tên khoa học viết tắt bởi 3 chữ cái: Sick Buiding Syndrome (SBS).

Hỏi: Tình cờ em nghe trên đài nói nhiều về hội chứng SBS. Vậy em hỏi hội chứng SBS là gì, những biểu hiện như thế nào và cách phòng tránh ra sao?

(Hoàng Minh Tâm - TP. HCM)

Trả lời: Hội chứng SBS là hội chứng nhà kín hay còn gọi là hội chứng nhà cao tầng, có tên khoa học viết tắt bởi 3 chữ cái: Sick Buiding Syndrome (SBS). Đây là thuật ngữ dùng trong các nghiên cứu về môi trường trong nhà, có tính chất là nhà kín, thông gió kém, dùng điều hòa nhiệt độ; gần đây người ta còn gọi là hội chứng bệnh văn phòng với tên khoa học là Sich Office Syndrome.

Hội chứng SBS có thể khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở

Hội chứng SBS có thể khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở.

Hội chứng nhà kín được bắt đầu đề cập đến ở những năm đầu của thập niên 70, với những đối tượng làm việc trong nhà cao tầng, kín, có đèn huỳnh quang, điều hòa nhiệt độ làm nóng hoặc làm lạnh, sử dụng phổ biến vật liệu tổng hợp và dung dịch tẩy rửa, trong nhà kín, không khí thường bị ô nhiễm do tích chứa các bụi, hơi khí hóa chất trong sơn hay chất đánh bóng bàn ghế, mực in photocopy vi khuẩn nấm mốc và không khí trong phòng không sạch do thiếu oxy khô, ngột ngạt do hệ thống sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chất lượng không khí trong nhà kín và cao ốc văn phòng trên toàn thế giới đang giảm sút nghiêm trọng, ước tính có khoảng 1 tỉ người đang phải hít thở không khí trong nhà với mức ô nhiễm gấp 100 lần cho phép của tổ chức này. Hội chứng nhà kín thường sảy ra ở các ngành như: ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, lắp ráp điện tử…Hiện nay, hội chứng nhà kín đã được thế giới công nhận là một bệnh nghề nghiệp nhưng ở nước ta chưa được nghiên cứu nhiều.

Về triệu chứng, theo WHO gồm những triệu chứng chính như: mệt mỏi nhức đầu chóng mặt buồn nôn buồn ngủ khô da cảm giác căng da, đỏ da phát ban mắt bị kích thích, tắc mũi chảy nước mũi ho ngứa…Về giải pháp để khắc phục, trước hết ta cần lau rửa trần và tường nhà ít nhất mỗi năm một lần, thường xuyên vệ sinh phòng, làm sạch bụi hệ thống điều hòa nhiệt độ; thiết kế hệ thống thông khí nội thất sao cho có sự trao đổi tối đa với khí trời; giữ cho các bộ lọc không khí thật khô sạch; không nên đóng kín cửa hoàn toàn 8 giờ làm việc, định kỳ mở thông thoáng tự nhiên, bố trí các máy móc photocopy, fax, in laser… ở nơi thoáng khí; tránh tiếp xúc với tường mới quét sơn vì một số loại sơn có chứa chì độc.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật