ok:Làm gì để đối phó khi bị nổi mề đay dày đặc trên cơ thể?

Tôi 42 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên cứ đến khi thời tiết chuyển mùa tôi lại rất hay bị nổi mề đay. Bệnh làm tôi rất ngứa ngáy khó chịu. Xin quý báo tư vấn nguyên nhân và phải làm gì để hạn chế căn bệnh này.

Hoàng Thúy (Hà Nội)

Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, đặc biệt gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Hình ảnh mày đay

Hình ảnh mày đay

Nguyên nhân gây bệnh mề đay rất phức tạp nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa tức là cơ thể nhạy cảm với các yếu tố kích thích  như: nóng, lạnh đột ngột, một số thức ăn, phấn hoa vi khuẩn vi nấm giun sán.... Ngoài ra, bệnh mề đay có thể do di truyền (bố, mẹ mắc bệnh mề đay).

Khi bị bệnh mề đay bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, điều trị và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định thích hợp và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Ăn, uống cũng đóng góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh như tôm, cua, ốc. Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Tránh để lạnh xảy ra đột ngột, vì vậy, khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi ra khỏi nhà. Để phòng bệnh mề đay do giun, sán, nên tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh mề đay, nên hạn chế gãi (đặc biệt là trẻ em) nhằm không để da bị bội nhiễm gây viêm da mưng mủ dễ gây biến chứng nguy hiểm.         

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật