Uống bia không cồn liệu có tốt hơn bia có cồn như mọi người nghĩ

Nếu bạn là người thường xuyên uống bia nhất là đồ uống có cồn chắc hẳn bạn đã từng rất buồn khi nghe thông tin về tác hại của bia có cồn đúng không Thế nhưng đừng vội buồn bạn nhé Bởi vì không phải cứ uống bia không cồn là tốt, hay nói cách khác, đồ uống có cồn hay không cồn gây hại đến sức khỏe phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau cơ.

Nguồn gốc của bia không cồn

Ý tưởng về loại bia không cồn lần đầu xuất hiện ở Mỹ vào năm 1919. Đó là thời kỳ lệnh cấm rượu bia đang có hiệu lực trên toàn lãnh thổ quốc gia này. Khi đó luật pháp Mỹ quy định các loại đồ uống chỉ được phép có độ rượu tối đa là 0,5 độ.

Đây quả thực là một con số vô lý, vì thậm chí cả loại bia không cồn ngày nay cũng chỉ lấy đó làm mức trần cho độ rượu của mình. Vì vậy, thời điểm đó một số nhà máy bia ở Mỹ đã bắt đầu sản xuất đồ uống giống bia", loại nước có màu bia nhợt nhạt, gần như vô vị, và có độ cồn đúng ở mức 0,5 độ.

Bia không cồn có màu nhợt nhạt hơn

Bia không cồn có màu nhợt nhạt hơn

Mười ba năm sau, lệnh cấm trên đã được bãi bỏ, nhưng ảnh hưởng của nó thì vẫn còn tiếp tục. Nhiều người Mỹ đã trở nên quen thuộc với loại bia siêu nhẹ, vị ngòn ngọt (so với các loại bia ngon trước đây được dùng trong các cuộc nhậu).

Đối với những nhà máy bia đã làm ra loại "đồ uống giống bia" trong khoảng thời gian lệnh cấm có hiệu lực, thật dễ dàng để họ tiếp tục sản xuất như bình thường, nhưng có thêm một chút cồn vào sản phẩm. Đây chính là một phần nguyên nhân của sự phổ biến của loại bia nhẹ ở Mỹ (Miller, Coors, Pabst, Bud, ...) ngày nay.

Bia không cồn được sản xuất như thế nào?

Quá trình sản xuất bia không cồn bắt đầu giống bia truyền thống. Thực tế nó là sự lặp lại của toàn bộ các bước, từ việc nghiền đại mạch, nấu bia, cho thêm hoa bia (hoa houblon) và thậm chí cả lên men. Nhưng trong khi bia có cồn sẽ được đóng chai ngay khi quá trình trên kết thúc, thì bia không cồn sẽ phải bắt đầu quá trình loại bỏ cồn.

Dùng nhiệt để loại bỏ cồn trong bia

Sản xuất bia không cồn

Cách thông dụng nhất để loại bỏ cồn khỏi bia là dùng nhiệt. Như chúng ta đã biết, cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn nước (Ở độ cao bằng với mực nước biển là khoảng 80oC). Bia đã lên men sẽ được đun nóng và giữ ở nhiệt độ đó cho tới khi dung dịch chỉ còn độ rượu là 0,5 độ.

Tuy nhiên, nhiệt sẽ làm biến đổi đáng kể mùi vị của bia, bởi vì khi đó các nguyên liệu sẽ bị nấu thêm một lần nữa. Để hạn chế điều đó, một vài nhà sản xuất sử dụng phương pháp chưng cất chân không. Nhờ việc thay đổi áp suất không khí, nhiệt độ sôi của rượu có thể giảm xuống tới mức 50oC, mức nhiệt không làm ảnh hưởng nhiều tới mùi vị bia.

Sự thật thú vị về bia không cồn

Một công nghệ khác đôi khi được sử dụng là phương pháp thẩm thấu ngược. Theo cách này, bia sẽ được đi qua một màng lọc có lỗ rất nhỏ để chỉ có rượu và nước (cùng với một vài axit dễ bay hơi) có thể đi qua. Cồn sau đó sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp rượu-nước bằng cách sử dụng phương pháp chưng cất thông thường. Cuối cùng nước và hỗn hợp axit sẽ được trộn với hỗn hợp đường và hợp chất lưu lại ở phía bên kia màng lọc, tạo thành bia không cồn.

Bởi vì những nguyên liệu chính không bị đun nóng, phương pháp này ít làm ảnh hưởng đến hương vị, nhờ đó sản phẩm được ưa chuộng hơn, mặc dù quá trình này đòi hỏi công nhân phải có tay nghề và cần sử dụng nhiều thiết bị.

Kể cả sau khi cồn đã được loại bỏ, thì đó vẫn chưa phải là sản phẩm cuối cùng. Sau quá trình này, chúng ta đã thu được loại chất lỏng có vị tương đối giống bia, nhưng khá... nhạt. Hầu hết các loại bia truyền thống vẫn tiếp tục quá trình lên men sau khi đã được đóng chai Quá trình chuyển hóa đường thành rượu này sẽ tạo ra sản phẩm phụ là CO2 – khí tạo bọt bia.

Thêm CO2 khi đóng chai bia không cồn để tạo bọt

Thêm CO2 khi đóng chai bia không cồn để tạo bọt

Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở bia không cồn. Để tạo bọt bia, hầu hết các nhà sản xuất chỉ đơn giản là bơm thêm khí CO2 trong quá trình đóng chai. Kết quả thu được là một loại bia có vị soda! Một vài hãng khác thì cho thêm một ít đường và để nó tự lên men trong chai, nhưng như thế thì lại làm tăng thêm lượng cồn trong bia.

Bia không cồn - không say nhưng chưa hẳn đã tốt

Trên lý thuyết, nếu một sản phẩm đồ uống không cồn khi uống vào sẽ không tạo cảm giác bị say. Như thế, nhà sản xuất chắc chắn sẽ phải tính toán tới những chất phụ gia đặc biệt giúp người uống tạo cảm giác hưng phấn, thích thú. Qua khảo sát, tại một số quán bia hay nhà hàng tại TPHCM, những chai bia không cồn đầu tiên do Việt nam sản xuất đã có mặt.

Nhưng sức hút của loại bia này vẫn còn khá hạn chế. Một chủ nhà hàng tại quận 1, TPHCM chia sẻ: “Thời gian đầu, mới nhập bia không cồn “ngoại” về, cũng có một số người hỏi. Uống xong, thấy cũng ra vị bia, nhưng đa phần, khách hàng tỏ ra không hứng thú mấy. Vừa rồi, thấy có bia không còn do Việt Nam sản xuất, nhà hàng cũng nhập về một ít nhưng bán không chạy lắm”.

Bia không cồn đầu tiên do Việt Nam sản xuất

Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu bia chất lượng như bia Hà Nội bia Sài Gòn, bia Tiger. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có bia không cồn Sagota xuất hiện trên thị trường và dường như loại bia này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt.

Bia không cồn Sagota - bia không cồn đầu tiên do Việt Nam sản xuất

Bia không cồn Sagota - bia không cồn đầu tiên do Việt Nam sản xuất

Theo lời giới thiệu của nhà sản xuất, bia không cồn Việt Nam có hàm lượng cồn là 0,5%. Khi khui lon bia ra cũng có tiếng nổ hơn những lon bình thường khác, rót vào ly cũng có bọt và bia cũng có màu vàng. Uống bia không cồn vẫn có mùi vị đặc trưng như bia.

Một số dân nhậu ở TPHCM cho biết” Ban đầu đúng là uống không say thật. Nhưng về sau, uống nhiều, thấy đau đầu đầy bụngkhó tiêu hơn bia bình thường. Như thế, thà uống ít bia bình thường, vừa đỡ đau đầu, đầy bụng còn sướng hơn”

Trong khi đó, nhiều chuyên gia y tế cũng lên tiếng khuyến cáo người sử dụng bia không cồn. Bác sĩ Phan Quốc Bảo, khoa tai mũi họng cơ sở 2 bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cho biết, các quốc gia có quy định riêng về nồng độ cồn của một sản phẩm được gọi là không cồn.“Ví dụ ở Úc là 0,03% trong khi châu Âu là 0,5%.

Với bia không cồn, người tiêu dùng các nước cũng có phản ứng khác nhau, người cảm thấy thích, có người lại cho rằng mùi vị khó chịu, đó là tùy cảm nhận của mỗi người. Về góc độ khoa học thì bia không cồn không hại gì nhiều nhưng cũng phải cẩn thận khi uống vì cứ thấy không say mà uống nhiều thì rất dễ nặng bụng, khó chịu”.

BS Trần Ngọc Lưu Phương, phó trưởng khoa nội tiêu hóa bệnh viện Nguyễn Tri Phương, đưa ra ví dụ: với những loại bia có hàm lượng cồn khoảng 3%, một người bình thường không được uống quá bốn lon. Bia không cồn chỉ có 0,5%, vậy suy ra một lần có thể uống hơn 20 lon.

“Về lý thuyết, nếu một sản phẩm không cồn thì uống sẽ không bị say nhưng vấn đề là liệu sản phẩm có sử dụng chất tạo mùi hay chất hóa học khác để tạo sự kích thích, hưng phấn như khi uống bia rượu bình thường hay không?” – BS Lưu Phương đặt nghi vấn.

uống bia không cồn hay bia có cồn, cũng chưa thể hoàn toàn tin tưởng được chất lượng và độ an toàn của nó. Vậy nên, uống bia nào cũng được, cách uống ra sao mới quyết định về tác hại của thứ bạn đang uống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật