Tại sao ở chung cư cao tầng cũng bị sốt xuất huyết? Các bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân của nó nhé!

Dù ở bất kỳ đâu thì việc giữ vệ sinh nhà ở, loại bỏ các vật chứa nước lâu ngày, thay rửa bình, lọ thường xuyên là cần thiết để phòng sốt xuất huyết.

Dịch sốt xuất huyết đang trong thời kỳ cao điểm

Đến hẹn lại lên bệnh sốt xuất huyết thường gia tăng nhanh chóng bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài tới tháng 11. Theo 'quy luật', đỉnh dịch ở miền Nam thường xảy ra từ tháng 7-9 còn miền Bắc là vào khoảng tháng 9-10.

Bệnh sốt xuất huyết có 2 thể là sốt dengue và sốt xuất huyết dengue có thể xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm ở hầu hết các tỉnh trên cả nước.

Con đường lây truyền vi-rút sốt xuất huyết

Muỗi vằn (Aedes aegypti) là nguyên nhân chủ yếu truyền bệnh sốt xuất huyết Chúng thường đẻ trứng ở những nơi có chứa nước trong. Những ổ bọ gậy là nguồn truyền bệnh thường tập trung ở những vật dụng chứa nước tại các hộ gia đình Trên các nhà cao tầng vẫn có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Theo Ths. Bs Nguyễn Kiên Cường, vi-rút sốt xuất huyết cũng có thể truyền từ mẹ sang con (giai đoạn trước sinh khoảng 1 tuần cho đến khi sinh nếu mẹ mắc sốt xuất huyết), qua truyền máu hoặc ghép tạng.

Môi trường sống có nhiều điểm chứa nước hay nhiều vũng nước lộ thiên sẽ tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển.

Vào mùa mưa, đặc biệt trong trường hợp ngập lụt, rác thải, nước thải hay nhiều vùng nước đọng là môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi nhanh chóng, tăng cao nguy cơ truyền bệnh. Ngoài ra còn có các dụng cụ chứa nước trong sinh hoạt hàng ngày như: giếng, bể nước, chum, vại, thùng phuy, xô, chậu, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh, bát kê chạn, lon, hũ, chai, lọ phế thải, mảnh vỡ chum, vại, vỏ dừa... là những nơi muỗi thường cư trú.

Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng lây truyền virút sốt xuất huyết

Do bệnh chưa có vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng và kiểm soát bệnh cũng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó thời tiết thay đổi thất thường khiến cho mật độ muỗi sinh sản nhiều hơn làm bệnh lây lan nhanh chóng. Theo một số địa phương, vấn đề cần quan tâm là tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết khiến công tác phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn và thêm tốn kém.

Bên cạnh các yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt của người dân cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho muỗi có nơi trú ngụ. Đặc biệt, nhiều gia đình không thường xuyên vệ sinh nước trong lọ cắm hoa hay những cốc chén để trên ban thờ, không thay nước trong các chậu cây cảnh. Đây chính là những môi trường lý tưởng để muỗi vằn sinh nở

Sống trên chung cư cao tầng vẫn có thể mắc sốt xuất huyết

Theo Ths. Bs Nguyễn Kiên Cường, muỗi đốt người bệnh và truyền bệnh cho người lành, những người sống ở trên chung cư cao tầng cũng có thể bị đốt ở trong hay ngoài nhà, bị muỗi đốt tại các khu vực khác.

Trên lý thuyết, thông thường muỗi chỉ có thể bay cao dưới 10 mét. Vì vậy chúng chỉ lên được các tầng cao qua con đường cơ học. Cụ thể, muỗi trong các tòa nhà cao tầng có thể di chuyển từ các điểm chứa nước đọng hoặc từ khu nhà ở phía dưới hay những công trình xây dựng lân cận di chuyển sang.

Sau đó, chúng có thể thông qua thang máy hoặc chui vào các vật dụng và được người dân tại đây mang theo lên tầng cao. Tại đây, nếu gặp điều kiện sống thuận lợi (có nước đọng) chúng sẽ sinh sản và phát triển thêm.

Vì vậy, dù ở bất kỳ đâu thì việc giữ vệ sinh nhà ở, loại bỏ các vật chứa nước lâu ngày, thay rửa bình, lọ thường xuyên là rất cần thiết để phòng sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết vẫn có thể bị mắc lại và lần sau còn nặng hơn?

Nước ta hiện lưu hành 4 tuýp vi-rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết là D1, D2, D3 và D4. Bệnh không có miễn dịch chéo nên một người đã từng nhiễm sẽ miễn dịch với tuýp vi-rút đó nhưng vẫn có khả năng bị tái nhiễm sốt xuất huyết do một tuýp vi-rút khác gây nên.

Việc tái nhiễm vẫn xảy và lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Lý do là vì khi bị nhiễm 1 trong 4 tuýp vi-rút sốt xuất huyết cơ thể người bệnh sẽ sản sinh kháng thể chống lại tuýp đó. Nếu người mắc sốt xuất huyết lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là tuýp vi-rút khác. Khi đó, hai kháng thể của 2 tuýp vi-rút khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người bệnh sẽ khiến cho bệnh trầm trọng hơn, gây ra các phản ứng như làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu choáng váng trụy mạch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật