Thoát vị đĩa đệm có thể gây biến chứng gì về sau này!

Tôi năm nay 38 tuổi, vòng bụng 102cm. Gần đây tôi hay bị đau lưng, có lúc đau không đi lại được. Đi khám bệnh bác sĩ nói tôi bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi không vận động mạnh, công việc thường là ngồi một chỗ, ít phải đi lại... tại sao lại mắc bệnh thoát vị đĩa đệm được?

Vương Anh Tuấn (Lạng Sơn)

Với các phương tiện làm việc hiện đại, con người ít phải vận động nhiều, từ đó sinh ra nhiều bệnh, gọi chung là bệnh thời hiện đại, trong đó có các bệnh về cột sống. Ngồi nhiều, ít vận động, uống nhiều bia khiến các quý ông hiện đại có chiếc bụng rất bự.

Chiếc bụng quá khổ này làm cho lưng phải chịu một trọng lực rất lớn. Trọng lượng cơ thể tăng thêm 1kg thì cột sống đã phải gánh chịu thêm 4kg. Theo thời gian, những tác động kể trên khiến đĩa đệm - có chức năng như một chiếc giảm xóc cho cột sống, sẽ dần bị mất nước co lại, rạn nứt hoặc thoát vị chèn ép vào các dây thần kinh và gây ra các cơn đau

Nếu bác sĩ kết luận bạn bị thoát vị đĩa đệm bạn nên đến khoa xương khớp để khám, làm các xét nghiệm cần thiết và được tư vấn phương pháp điều trị. Bệnh này càng được điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao. Tuyệt đối không tự điều trị bằng mẹo, bằng xoa bóp không đúng cách đôi khi làm bệnh nặng thêm.

Để phòng ngừa các bệnhcột sống điều cần nhất là luôn giữ tư thế thẳng để duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Đối với những người làm việc văn phòng, phải ngồi trước máy tính nhiều, nên giải lao sau mỗi giờ làm việc, dành vài phút làm những động tác kéo giãn cột sống. Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, đặc biệt môn bơi và các môn thể dục dưới nước rất tốt cho lưng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật