ThS Đinh Văn Tài: Tránh cào gãi khi mắc bệnh ghẻ - Vì sao?

Khi phát hiện bị bệnh ghẻ, cần sớm điều trị để tránh khó chịu, biến chứng và tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Ghẻ do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabie hominis) gây ra, bệnh có yếu tố dịch tễ nên thường gặp ở những nơi có dân cư sống đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh kém...

Đây là một trong 4 bệnh ngoài da phổ biến nhất (nấm da, ghẻ eczema viêm da mủ) ở những nhóm người sống tập thể (quân đội, sinh viên, công nhân khu công nghiệp…).

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngứa kéo dài gây ngứa mất ngủ suy nhược… và đặc biệt là lây lan sang những người sống cùng, có thể bùng phát thành dịch.

Chẩn đoán xác định bị ghẻ cần dựa vào tổn thương mụn nước ở vị trí đặc hiệu (lòng bàn tay kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, nách, quanh rốn, mông, 2 chân). Bệnh gây ngứa nhiều về đêm, có yếu tố dịch tễ như nhiều người trong gia đình đơn vị, tập thể cùng bị. Khẳng định chắc chắn nhất là soi tìm thấy cái ghẻ.

Để hiệu quả bệnh ghẻ ThS. Đinh Văn Tài - Bộ Y tế cho biết: 'Khi phát hiện bị bệnh ghẻ, cần sớm điều trị để tránh khó chịu, biến chứng và lây nhiễm cho người xung quanh. Cần điều trị đồng thời cho tất cả những người bị ghẻ trong gia đình, tập thể.

Hiện nay các thuốc thường dùng để điều trị ghẻ gồm: dung dịch DEP (Diethyl phtalate), mỡ lưu huỳnh 30%, dầu Benzyl benzoate 33%, Eurax (kem và dung dịch), kết hợp với tắm bằng xà phòng Sastid, Betsomol.

Trường hợp bội nhiễm có thể sử dụng thêm kháng sinh Nhìn chung việc sử dụng các thuốc cần theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cần lưu ý tránh kỳ cọ, cào gãi khi ngứa vì có thể gây viêm da, bội nhiễm.

Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng sinh hoạt (giặt, là khô, phơi nắng, sấy quần áo, chăn màn), không sử dụng chung các vật dụng này'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật