Yêu có phải là bệnh? Triệu chứng và các dạng bệnh khi yêu
Mỗi người bị nhiễm căn bệnh oái oăm này theo những cách khác nhau và tác động của nó đối với từng cá nhân cũng không giống nhau. Nó có thể làm tăng hoặc giảm sức khỏe tùy theo tư chất của từng người.
Triệu chứng “bệnh yêu”
- Cái nhìn lơ đãng, hướng nội.
- Giật mình sung sướng khi chuông điện thoại vang lên, mặt mày rầu rĩ khi mãi mà điện thoại không kêu.
- Tâm trạng thay đổi bất thường.
- Hành tung ngược đời: được ăn mà không vui, bị mắng vẫn hớn hở.
- Quá trau chuốt ngoại hình, liên tục thay đổi quần áo.
- Ra ngẩn vào ngơ.
- Dửng dưng với công chuyện của những người khác...
Nguy cơ lây truyền
Điều này đã được một nhóm các nhà tâm lý học ở Trường đại học Tổng hợp Yales (Mỹ) chứng minh: Trong tập thể mà có một cặp tình nhân đang đắm đuối phải lòng nhau, thì sớm hay muộn những người khác cũng sẽ bị cuốn theo. Sẽ có khoảng 25-30% số nhân viên trong tập thể đó sẽ phải lòng nhau trong những “mối tình công vụ”. Tác nhân gây lây bệnh không phải là các loại virut mà là những sóng điện từ rất mơ hồ nhưng dai dẳng. Nếu tần số sinh học (luôn luôn biến động) của hai người nào đó trùng khít với nhau là thôi rồi, họ sẽ phải lòng nhau ngay.
Các dạng bệnh
- Tình như áng mây: Dịu dàng, trong sáng. Bùng nổ bất ngờ, qua đi mau chóng, yêu như mù quáng, tha thứ mọi sự. Những ai yêu theo kiểu này hay bị vỡ mộng vì dễ bị lợi dụng. Những mối tình đầu thường hay như thế.
- Yêu đương bạn bè: Quan hệ yêu đương theo kiểu này thường
“chậm mà chắc” vì một khi đã trở thành sự thật thì rất khó thay đổi hay rũ bỏ tình yêu kiểu này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lo lắng cho nhau. Có thể không phải ai yêu như thế rồi cũng kết hôn với nhau, nhưng đây là tình yêu mà chúng ta đáng dâng hiến đời mình.
- Tính toán mà yêu: Để đến với nhau, các đối tác đã suy nghĩ rất lao lung, cân nhắc nhiều yếu tố, từ gia cảnh, tính tình, đến công ăn việc làm yêu như thế cũng có lúc dẫn tới một cuộc hôn nhân cân bằng và bền vững.
- Yêu vì ngộ nhận: Tình như sét đánh ngay sau cái nhìn đầu tiên. Lúc vui như tết, lúc buồn như đưa tang. Lắm khi yêu mà lại hành hạ người mình yêu mới thỏa. Căn bệnh này nếu không làm thân tàn ma dại thì cũng khiến thần kinh bất ổn. Có thể hóa điên vì yêu theo cách đó.
- Yêu mèo vờn chuột: Giả yêu. Các đối tác chỉ quan tâm tới những yếu tố bên ngoài chứ không thực sự quan tâm đến nhau. Có thể gợi lên những cảm giác dễ chịu thoáng qua như những mối tình chơi bời khi đi nghỉ hè.
- Chỉ vì nhục dục: Chỉ quan tâm tới sự hấp dẫn thân xác. Các đối tác sử dụng nhau để thỏa mãn dục vọng. Mau thèm, mau chán.
Tất cả các kiểu yêu trên nếu quá mức đều bị các nhà khoa học coi là căn bệnh. Nguy hiểm nhất là yêu kiểu “tình như áng mây” và “yêu vì ngộ nhận”. “Tình như áng mây” nguy hiểm đối với người đang yêu, một khi mây hóa thành mưa và ảo vọng tan biến. “Yêu vì ngộ nhận” dễ gây tai họa cho không chỉ những ai liên đới trực tiếp mà cả những người xung quanh nữa.
Tổn hại sức khỏe
Nếu khi yêu, bạn cảm thấy những dấu hiệu sau thì nên tới bác sĩ:
- Không thể tập trung vào việc gì khác ngoài đắm đuối suy nghĩ về người mình yêu.
- Biếng ăn hoặc đột nhiên ăn liên tục, “không để cho miệng mọc da non”.
- Hay toát mồ hôi tim luôn đập thình thịch, tay run, ớn lạnh, có cảm giác bất thường lúc nóng như sốt, lúc run như cầy sấy, thậm chí rối loạn tiêu hóa
- Tâm trạng u ám, những cơn đau đầu vô cớ, cảm giác mệt mỏi
- Mất ngủ, hay thức giấc, những cơn ác mộng lặp đi lặp lại...
Có chữa được không?
Nếu tình yêu làm cho bạn khổ sở như vậy thì bạn cần phải chạy chữa. Cách dễ nhất là tìm người khác để yêu. Nếu không được, cần phải tới gặp bác sĩ tâm lý và cùng họ phân tích một cách tỉnh táo mọi khía cạnh trong cảm xúc đang hành hạ bạn để đi tới kết luận: cần phải từ bỏ nó đi. Để hoàn toàn thoát khỏi nó, người ra sử dụng các liệu pháp tâm lý khác nhau, thậm chí cả cách chữa bệnh bằng thôi miên.
WHO cũng khuyến cáo, mặc dù tình yêu có thể trở thành một căn bệnh nhưng không nên vì thế mà chúng ta lại không yêu nhau. Trong nhiều trường hợp, một tình yêu lành mạnh có thể giúp chúng ta tránh được nhiều căn bệnh hiểm khác.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:06 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:04 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:08 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:08 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:07 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:04 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:04 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:06 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:07 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:01 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023