Con hay ăn ngậm, cha mẹ phải giải quyết ra sao?
Tác hại khi bé ăn ngậm
- Việc ngậm thức ăn lâu trong miệng làm tăng nguy cơ hư hại men răng sâu răng viêm lợi cho trẻ nhỏ vì sự hình thành của các mảng bám trên răng kéo dài. Đồng thời tác động đến quá trình phát triển của khung xương hàm sau này.
- Thời gian bữa cơm kéo dài khiến mẹ và bé đều chán nản bực bội, sợ hãi khi đến giờ ăn, từ đó hình thành tâm lý sợ ăn của trẻ nhỏ, còn các mẹ lại căng thẳng vì stress
Bí quyết cho mẹ khi bé ăn ngậm:
Tập trung hoàn toàn vào bữa ăn
Trẻ ăn ngậm là vấn đề đau đầu của nhiều phụ huynh
Hàng ngày, mẹ cần cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa. Trong thời gian diễn ra bữa ăn, bạn cần hướng trẻ tập trung vào bữa ăn, tránh vừa ăn vừa chơi, xem tivi, nghịch điện thoại. Khi tập trung vào món ăn bé mới có thể học nhai, nuốt và tận hưởng mùi vị của đồ ăn.
Ăn chung cùng gia đình
Để tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm về bữa ăn gia đình ngay từ khi tập cho trẻ ăn cơm, bạn nên để trẻ ăn chung cùng gia đình. Thông qua đó, trẻ sẽ học tập thói quen ăn uống của các thành viên trong nhà như cách cầm thìa, đũa, ăn trong bao lâu…
Thực đơn chế biến
Nếu trẻ ăn uống uể oải, từ chối thức ăn hoặc ăn không ngon miệng, gia đình cần xem lại thực đơn chế biến cho trẻ đã phù hợp với sở thích hay chưa? Bạn có thể đa dạng thực đơn hoặc ưu tiên một số món ăn mà trẻ thường thích để kích thích bé ăn ngoan.
Hãy để trẻ tự ăn là cách tốt nhất rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ
Lắng nghe trẻ
Để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh không phải là chuyện quá khó nếu ngay từ nhỏ, bé đã mẹ rèn luyện. Quá trình thiết lập này lại đòi hỏi người mẹ có sự tinh tế, biết cách quan sát và lắng nghe những mong muốn khác nhau từ trẻ.
Bạn hãy tận tình tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé không muốn nhai mà lại thích ngậm thức ăn trong miệng lâu như thế trước khi 'nổi giận' với trẻ. Có thể bé có những vấn đề tâm lý sâu kín chứ không hẳn vì những lý do sức khỏe
Để bé chủ động
Bé có quyền chủ động trong việc yêu cầu thực đơn hôm nay. Bé có quyền lựa chọn việc ăn nhiều hay ít tùy vào tình trạng sức khỏe hoặc tâm trạng của mình. Hãy nghĩ xem, vào những ngày không vui thì bạn có ăn ngon miệng không?
Ngoài ra, bạn nên để trẻ tự giác 'xử lý' bữa ăn của mình, có thể bé thích dùng thìa mà cũng có thể ăn bốc bằng tay. Và dù bằng cách nào thì mẹ hãy cứ để bé tự làm thay vì bón, xúc từng thìa cơm dỗ dành 'Con ăn hộ mẹ'.
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:08 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:00 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:07 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:04 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:04 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:00 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:02 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:03 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:06 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:07 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023