Dinh dưỡng cho trẻ: Hướng dẫn cho trẻ dùng sữa đặc có đường

Sữa đặc là loại sữa tươi chưng cất chỉ còn 2/5 dung lượng của sữa tươi, rồi cho thêm 40% đường, sau đó đóng hộp, vô khuẩn.

Sữa đặc được chế biến từ hai thành phần chính là sữa bò và đường. Công thức làm sữa đặc không quá cầu kỳ, đầu tiên sữa bò tươi sẽ được nấu ở nhiệt độ 85-90 độ C sau vài giây đồng hồ để khử trùng rồi giảm 60% lượng nước bằng cách hâm ấm ở khoảng 40-45độ C dưới áp suất thấp để hạ nhiệt độ sôi. Tiếp đến, thêm đường vào đến khoảng 45% tổng lượng. Không chỉ giúp làm ngọt, đường còn ngăn cản độ sinh sản của vi khuẩn bằng cách tăng áp suất thẩm thấu của lượng nước còn lại.

Sữa đặc là loại sữa tươi chưng cất chỉ còn 2/5 dung lượng của sữa tươi, rồi cho thêm 40% đường, sau đó đóng hộp, vô khuẩn. Thông thường thì 250ml sữa tươi chỉ có thể chưng cất thành 100ml sữa đặc.

Do chất ngọt quá cao, khi uống cần phải hòa thêm nước từ 5-8 lần mới dùng được. Vì thế, 100ml sữa đặc cần pha loãng thành từ 500-800ml nước sữa, có nghĩa là pha loãng 250ml sữa tươi ra thành gấp hai, ba lần.

Sau khi pha loãng chất đạm và chất béo trong sữa không cung cấp đầy đủ cho trẻ, do đó trẻ ăn sữa đặc lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng Vì thế, sữa đặc tuy có ngọt hơn các loại sữa khác, nhưng trẻ ăn không béo lên được.

Sữa đặc có đường chỉ nên dùng để pha cà phê, cha mẹ không nên dùng để nuôi trẻ vì có hàm lượng đường quá cao, nhưng nghèo đạm vitamin khoáng chất.

Trong trường hợp này, các chuyên gia dinh dưỡng gọi là năng lượng rỗng. Với những gợi ý trên, hy vọng bạn sẽ có được sự lựa chọn và điều chỉnh thích hợp cho con mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật