Hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ đảm bảo an toàn cho trẻ

Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em thì sữa mẹ là một nguồn dưỡng chất tuyệt vời, là tiêu chuẩn vàng về các chất dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ trong những năm đầu đời do đó việc cho bé bú sữa mẹ là cho bé một sự khởi đầu tốt đẹp.

Cho bé bú sữa mẹ đến 12 tháng tuổi

Ngay sau khi chào đời thì sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu tiên hoàn chỉnh đầy đủ dưỡng chất và thích hợp nhất cho trẻ vì trong sữa mẹ vừa có các yếu tố miễn dịch chất kháng khuẩn giúp bé chồng lại các bệnh nhiễm trùng làm tăng cường sức đề kháng

Ngoài ra hàm lượng các chất dinh dưỡng như năng lượng protein vitamin đường, chất béo chất khoáng có trong sữa mẹ hoàn toàn thích hợp với sự hấp thu cũng như đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển thể chất và trí não của bé mà không có một loại thức ăn hay các loại sữa công thức nào có thể thay thế được.

Do sữa mẹ có vai trò quan trọng với sự phát triển của bé đồng thời còn là sợi dây liên kết tình cảm mẹ con nên các bà mẹ không nên cho bé cai sữa mẹ trước 12 tháng tuổi. Tuy nhiên một khó khăn của các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ phải đối mặt là do một số lý do nào đó, trẻ không thể trực tiếp bú sữa mẹ và một giải pháp hữu hiệu được hầu hết các bà mẹ áp dụng là vắt sữa và bảo quản để có thể tiếp tục cho bé bú, các nhà khoa học đã chứng minh nếu được bảo quản đúng cách và tuân theo những nguyên tắc an toàn thì sữa mẹ hoàn toàn sử dụng được mà không mất các dưỡng chất cần thiết.

Nếu không thể cho bé bú trực tiếp thì bảo quản sữa để bé bú cũng là cách được nhiều bà mẹ áp dụng.

Một số lời khuyên trong bảo quản sữa mẹ.

Thời gian bảo quản sữa sau khi vắt:

Khi vắt sữa các bà mẹ có thể sử dụng tay hoặc máy vắt sữa. Tay phải rửa sạch trước khi vắt cũng như dụng cụ vắt sữa phải sạch.

Sữa sau khi vắt cần được chứa trong một bình sữa chuẩn bằng nhựa hay thuỷ tinh được khử trùng sạch sẽ.

Sữa mẹ sau khi vắt chứa trong bình đúng chuẩn, thời gian bao quản sữa như sau:

Ở nhiệt độ mát (khoảng 26 độ C) sữa mẹ có thể bảo quản trong 4 tiếng

Sữa mẹ sau khi vắt nên được bảo quản ngay trong nhiệt độ thấp trong tủ lạnh hoặc dùng đá lạnh/túi lạnh để bảo đảm sữa được bảo quản nhiệt độ thấp.

Trong hộp lạnh và túi giữ lạnh, bảo quản được 24 tiếng.

Trong tủ lạnh thì sữa có thể bảo quản trong khoảng 48 tiếng.

Trong ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ được bảo quản khoảng 2 tuần.

Khi sữa đã được làm lạnh thì bạn sẽ thấy trên bề mặt sữa có một lớp váng mỏng, điều này là hoàn toàn bình thường vì lớp váng mỏng này chính là lượng chất béo trong sữa nên chỉ cần trước khi làm ấm sữa bạn lắc đều bình để lớp chất béo này hoà trộn trong sữa.

Sử dụng sữa đông lạnh

Khi cần sử dụng lượng sữa đã được bảo quản lạnh, bạn nên lắc đều bình trước và sử dụng nước ấm ngâm bình để tăng nhiệt độ của sữa lên mức bình thường. Lưu ý:

Không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa vì nhiệt độ của lò vi sóng có thể làm mất đi một lượng dưỡng chất và làm phá huỷ phần nào các chất đề kháng có trong sữa

Nếu sữa sau khi đã được bảo quản lạnh đã làm ấm mà bé bú không hết vẫn còn thừa thì không nên bảo quản tiếp vì lúc này sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn Do đó nếu bé đã bú sữa được bảo quản một lần rồi, lượng sữa còn thừa dù ít hay nhiều thì bạn phải bỏ hết, không tái sử dụng lần tiếp theo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật