Những lưu ý khi chuẩn bị hành lí cho trẻ đi máy bay

Bố mẹ nên mang theo đủ giấy tờ, đồ ăn, chăn gối để trẻ thoải mái khi ở trên máy bay.

1. Một, hai món đồ chơi mà con yêu thích, như chú cún bông nhỏ hay cái kẹp tóc màu sắc xinh tươi của con. Những thứ này sẽ cho con cảm giác thân quen và gần gũi hơn khi đang ngồi trên máy bay xung quanh là những người xa lạ.

2. Một, hai quyển sách tranh mỏng cho con xem để giúp con tập trung vui chơi và quên đi những mệt mỏi.

3. Một quyển tô màu cùng với bút chì màu để cho con tô vẽ 'giết' thời gian trên chuyến bay, tránh việc bị chán nản hay mệt mỏi trên suốt chuyến bay dài.

4. Một vài cái kẹo hoặc bim bim mà con thích để con gặm nhấm.

5. Có thể mang theo một chai nước nhỏ hoặc bình nước chuyên dụng của con lên máy bay. Thường thì hải quan không cho mang lên máy bay chai lọ chất lỏng nhưng nếu có trẻ nhỏ thì họ sẽ cho qua.

Cha mẹ nên chuẩn bị đủ thứ đồ đạc khi cho trẻ đi máy bay

Cha mẹ nên chuẩn bị đủ thứ đồ đạc khi cho trẻ đi máy bay

6. Một, hai bộ quần áo để thay trên máy bay nếu lỡ con bị nôn trớ.

7. Khăn tay, khăn lau trong trường hợp nếu lỡ con dây bẩn ra quần áo, hoặc để lau khi nôn trớ.

8. Một tấm chăn mỏng, nhỏ với những chuyến bay dài phòng khi con ngủ trên máy bay khi họ không có chăn hoặc hết chăn.

9. Dù đã bỏ bỉm nhưng hãy mặc bỉm cho con lúc bay để đề phòng con muốn đi vệ sinh mà toilet thì luôn đông.

10. Nên có bút sẵn trong túi vì khi bay nước ngoài, họ thường bắt mình khai một loạt các giấy tờ hải quan, nhập cảnh trước khi hạ cánh.

11. Một việc rất quan trọng là khi bay, ai cũng cần phải có giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, CMND, bằng lái xe... Nếu bay quốc tế, ai cũng cần phải có hộ chiếu, từ trẻ em tới người lớn. Nếu bay trong nước và nếu bé dưới 14 tuổi chưa kịp làm hộ chiếu hoặc chưa đủ tuổi làm CMND thì bố mẹ hãy mang theo giấy khai sinh cho con. Còn nếu bé mới sinh, chưa kịp làm giấy khai sinh thì hãy mang theo giấy chứng sinh. Những giấy này nên mang theo bản gốc vì một số nơi không chấp nhận bản sao công chứng.

12. Cuối cùng, hãy cho tất cả các thứ chuẩn bị trên vào một chiếc túi hoặc ba lô nhỏ và đặt gọn nó vào ngay dưới gầm ghế của người ngồi phía trước để khi cần bất cứ thứ gì thì lấy ra rất tiện. Túi nhỏ gọn bạn được phép đặt ở đó, nhất là khi có trẻ nhỏ đi cùng, chứ không cần thiết phải đặt ở khoang trên đầu vì như vậy lấy ra lấy vào bất tiện.

13. Một vài lưu ý khác:

- Trong các chuyến bay, nếu bé ngủ được là điều tốt nhất. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng dễ ngủ nên mẹ hãy kể những câu chuyện cho con tập trung say sưa lắng nghe hay đọc những câu chuyện kể trước giờ đi ngủ để con có thể dễ chìm vào giấc ngủ Trẻ ngủ được sẽ giữ sức khỏe và quan trọng nhất là tránh được việc quấy khóc trên máy bay.

- Lúc cất cánh và hạ cánh, trẻ sẽ dễ bị ù taiđau tai nên mẹ hãy cho bé gặm nhấm bánh kẹo hoặc nhấp chút nước để hạn chế điều đó. Nếu trẻ còn bé và đang trong độ tuổi còn bú mẹ thì mẹ nên cho con bú mẹ lúc cất và hạ cánh sẽ giúp con giảm việc bị đau ù tai

- Trẻ từ 2 tuổi đến 12 tuổi phải mua vé (75% vé người lớn hoặc tùy từng hãng) và có ghế ngồi như người lớn. Trẻ dưới 2 tuổi (mua vé 10% vé người lớn hoặc tùy từng hãng) và trẻ được phép ngồi trong lòng mẹ bế ẵm. Ở các chặng bay quốc tế, bố mẹ có thể đặt dịch vụ nôi cho các bé và được ngồi ở trên đầu khoang nơi có không gian đặt nôi cho bé, rất thuận tiện, thoải mái.

- Khi bé trên 2 tuổi, là tuổi được phép ngồi ghế riêng, mẹ hãy cho con tự ngồi và dạy con tự cài seat belt, làm quen với việc tự ngồi, tự xử lý một mình. Tránh việc khi máy bay cứ cất cánh, hạ cánh là lại bế con hay mỗi khi con sợ hãi vì như thế sẽ làm cho con thành thói quen phải được bế ẵm mỗi khi lo sợ cất, hạ cánh.

Nếu con khóc đòi bế thì mẹ nên trò chuyện hoặc đưa cho con thứ gì đó để xem hoặc chơi, nhằm cho con quên đi lo lắng sợ hãi. Mẹ hãy giải thích cho con thấy là mọi người ai cũng ngồi ghế của mình, không ai bế ai cả, con sẽ nhìn quanh để tự hiểu điều đó và sẽ không đòi hỏi gì. Bé 2 tuổi trở lên tự ngồi một mình và cài seat belt sẽ an toàn hơn là khi mẹ bế trong lòng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật