Không phạt nhưng vẫn có cách khiến con "tâm phục khẩu phục"

Cha mẹ nên đặt ra các quy tắc cho trẻ và cương quyết để con thực hiện, như vậy con sẽ tự giác và biết nghe lời hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng muốn trẻ trở nên có trách nhiệm, ngoan ngoãn, sống có đạo đức thì không phải dùng đến hình phạt mà thành. Thay vào đó, trẻ nên được dạy dỗ bằng sự đồng cảm tình yêu vô điều kiện, được nói lên ý kiến và được tôn trọng. Vậy, nếu không phạt, thì phải làm gì?

Đặt ra giới hạn

Trẻ con cần có giới hạn, giống như bạn lên giờ đi ngủ cho bé rồi bé sẽ tập thói quen đi ngủ đúng giờ vậy, hoặc khi bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh, trẻ sẽ quen dần chuyện ăn uống đúng cách. Phải quy định giới hạn rõ ràng và nhất quán, bởi vì điều đó không chứng tỏ bạn là bà mẹ hà khắc, khô khan, mà chỉ là bạn cần phải chịu trách nhiệm về quyết định của một người mẹ thôi.

Tạo ra một ngôi nhà an toàn

Trẻ con cần được chơi, học hỏi và khám phá. Vậy nên chúng rất ưa leo trèo, mày mò, 'mổ xẻ', xây ghép mọi thứ lại với nhau... Nếu bạn không muốn chiếc ghế sofa bị nhảy bung cả nệm, tủ mở toang và đồ đạc thì lung tung, ngăn kéo đổ đống, thì hãy khóa tủ cẩn thận thu xếp đồ cho thật gọn gàng. Một phần quan trọng khác của ngôi nhà an toàn là tình cảm êm ấm, khi trẻ sẽ nói ra 'những điều sai trái', ví dụ như tức giận to tiếng hay quát tháo người lớn. Lúc đó, bạn hãy bình tĩnh giúp con cảm thấy an toàn bằng cách chấp nhận, nghĩ tới cảm giác của con, rồi mới chỉ ra lỗi sai khi con hành động vô lễ như thế.

Dạy con bằng hình phạt là sai lầm lớn của cha mẹ (Ảnh: Internet)

Dạy con bằng hình phạt là sai lầm lớn của cha mẹ (Ảnh: Internet)

Luôn quan sát con và can thiệp những lúc cần thiết trước khi hậu quả xảy đến

Khi thấy một đứa trẻ sẵn sàng làm một chuyện không thể chấp nhận được hoặc là làm một việc mà bạn không thích, thì thay vì la hét oang oang khắp phòng hoặc chuẩn bị tinh thần để phạt trẻ sau khi 'hậu quả' xảy ra, đừng chờ đợi để xem con sẽ làm gì, hãy 'nhúng tay' vào ngay khi có thể. Ban có thể dừng con lại ngay trước khi 'tai họa' bắt đầu hoặc cùng con tham gia trò chơi đó để hạn chế tối đa viễn cảnh không hay nào đó có thể xảy ra.

Trên đây chỉ là lý thuyết, dưới dây sẽ là một ví dụ khi áp dụng vào thực tế.

Vào buổi tối, sau khi chơi đùa thì đã đến lúc lên giường đi ngủ.

Mẹ: Vui ghê con nhỉ, mẹ rất thích chơi đùa với con đó.

Con: Mẹ ơi, con muốn chơi thêm một vòng nữa.

Mẹ: Con thích trò này nhỉ (Đồng cảm). Nhưng giờ đã 9h tối rồi, con có thể chơi một lần nữa vào ngày mai, bây giờ phải chuẩn bị đi ngủ thôi (Vạch ra giới hạn).

Con: Mẹ chán thật. Con vứt hết đống đồ này đi luôn bây giờ.

Mẹ: Mẹ biết con đang thất vọng (Kiềm chế lại, hãy khoan la mắng con về thói nóng nảy đòi vứt đồ) Mẹ biết con còn muốn chơi nữa. Hình như hôm nay thời gian trôi nhanh quá (an ủi, đồng cảm). Con không được ném đồ chơi đi. (Đặt giới hạn)

Con: Xin mẹ đấy, chỉ một lượt nữa thôi!

Mẹ: 9 giờ là thời gian để chuẩn bị đi ngủ (trình bày lại giới hạn, giọng quyết đoán). Vậy chúng ta chơi trò đánh răng nhé (giữ không khí vui vẻ và tích cực).

Vậy là đống đồ chơi đã được sắp xếp lại gọn gàng và thói quen đi ngủ buổi tối vẫn theo như mọi khi. Bạn thấy đó, thay vì áp dụng hình phạt, các mẹ có thể chỉ lối, giải thích, hỏi han và trò chuyện với con. Dù ban đầu sẽ hơi khó khăn mệt mỏi đôi khi là đau lòng, như khi đã quen trẻ sẽ rất ngoan ngoãn vâng lời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật