Những lưu ý khi đặt túi nâng ngực để tránh biến chứng nguy hiểm

Ngày nay, đặt túi ngực là một khái niệm quá quen thuộc với nhiều người. Đặt túi ngực có thể vì mục đích thẩm mỹ như nâng size vòng 1, độn ngực sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú (trong điều trị ung thư vú)..., nhưng khi quyết định đặt túi ngực, điều quan trọng lại là vấn đề sức khỏe.

Bài viết này sẽ giải đáp phần nào các thắc mắc về sự khác nhau giữa các chất liệu túi ngực, những rủi ro của phẫu thuật đặt túi ngực và những lưu ý khi đặt túi ngực.

Nếu bạn đang xem xét việc đặt túi ngực, bạn tự hỏi nên đặt túi ngực chất liệu silicon gel hay túi nước biển (dung dịch nước muối sinh lý). Đây là thông tin để bạn chọn lựa.

Chụp MRI để kiểm tra tình trạng vú sau phẫu thuật đặt túi ngực cần được thực hiện thường xuyên.

Chụp MRI để kiểm tra tình trạng vú sau phẫu thuật đặt túi ngực cần được thực hiện thường xuyên.

Sự khác  nhau giữa túi ngực nước biển và silicon gel là gì?

Túi ngực nước biển (hay còn gọi là salin) và silicon gel đều có vỏ ngoài là silicon.

Túi ngực nước biển rỗng

Khi túi ngực được đặt vào khoang ngực thì bác sĩ sẽ bơm một lượng nước muối sinh lý (nước biển) vào bên trong túi thông qua một chiếc van 1 chiều cho đến khi đạt đến dung tích nâng ngực định sẵn, thể tích của túi nước biển có thể thay đổi trong khoảng từ 0-25cc.

Ưu điểm nổi bật của túi ngực saline là: Có thể điều chỉnh được kích thước ngực hai bên đối với các trường hợp hai ngực không đều nhau. Nếu có rủi ro rò rỉ nước biển khỏi túi ngực thì cũng không có bất cứ hệ lụy gì về mặt sức khỏe chỉ cần thay một túi ngực mới là được.

Túi ngực nước biển phù hợp cho phụ nữ từ 18 tuổi trở lên để nâng ngực và phụ nữ tái tạo vú do phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú trước đó.

Túi ngực silicon

Túi ngực silicon chứa silicon gel - một chất lỏng đặc, độ kết dính chặt chẽ, đem lại cảm giác gần như mô mỡ của người. Hầu hết phụ nữ cảm thấy rằng đặt túi ngực silicon có cảm quan giống như mô ngực tự nhiên hơn.

Túi ngực silicon thường dành cho phụ nữ từ 22 tuổi trở lên để nâng ngực và cho phụ nữ cần tái tạo vú.

Những rủi ro của việc đặt túi ngực là gì?

Cả hai chất liệu túi ngực đều đặt ra những nguy cơ tương tự, bao gồm: Bao xơ co thắt: làm thay đổi hình dạng của túi ngực; Đau vú; Nhiễm khuẩn; Sự thay đổi cảm giác ở núm vú và vú, thường là tạm thời; Rò rỉ hoặc vỡ bao.

Để ứng phó với các biến chứng có thể yêu cầu phẫu thuật bổ sung hoặc là tháo túi ngực hayc thay thế túi ngực.

Điều gì sẽ xảy ra nếu rò rỉ hoặc vỡ túi ngực?

Tùy thuộc vào việc đặt túi ngực chất liệu nước muối sinh lý hay silicon gel.

Nếu túi nước muối sinh lý bị vỡ, túi độn sẽ xẹp xuống, vú bị ảnh hưởng, thay đổi kích thước và hình dạng. Nước muối bị rò rỉ sẽ được cơ thể hấp thụ mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng bạn cần phẫu thuật để tháo vỏ silicon. Nếu bạn muốn, có thể được đặt vào ngực một túi mới.

Nếu túi silicon gel bị vỡ: Bạn có thể không nhận thấy ngay. Dấu hiệu chủ yếu là tình trạng đau và sưng nề ngực kéo dài ở bên túi vỡ do phản ứng của cơ thể với silicon gel rò rỉ từ trong túi độn. Rò rỉ silicon gel không gây ra các vấn đề về sức khỏe lâu dài hoặc hệ thống - chẳng hạn như ung thư vú các vấn đề sinh sản hoặc bệnh mô liên kết Nhưng nếu để lâu, ngực sẽ hình thành lớp bao xơ dày quanh túi vỡ gây biến dạng bầu ngực.

Tái tạo bầu ngực sau phẫu thuật ung thư vú.

Tái tạo bầu ngực sau phẫu thuật ung thư vú.

Chụp MRI có thể phát hiện vết nứt của túi ngực. Dù bạn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng vẫn nên cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc giữ hoặc loại bỏ túi độn.

Những yếu tố cần cân nhắc trước khi đặt túi ngực

Nếu bạn đang nghĩ đến việc nâng ngực hoặc tái tạo ngực, điều quan trọng là phải hiểu ý nghĩa của việc đặt túi ngực. Ngoài việc thay đổi diện mạo của bạn, hãy ghi nhớ:

Đặt túi ngực sẽ không ngăn được sự thay đổi tự nhiên của đôi gò bồng đảo. Ngoài ra, túi độn ngực không được bảo đảm để kéo dài suốt đời. Bằng chứng là nó có thể bị vỡ, rò rỉ. Có đến 20% trường hợp phải đặt lại túi ngực trong vòng 8 - 10 năm.

Ngoài ra, “núi đôi” của bạn sẽ tiếp tục thay đổi với thời gian cùng một số yếu tố, chẳng hạn như tăng cân hoặc giảm cân Bất kỳ vấn đề nào trong số này cũng có thể dẫn đến phẫu thuật bổ sung để chỉnh sửa túi ngực đã đặt.

Chụp Xquang tuyến vú có thể phức tạp hơn: Nếu bạn có đặt túi nâng ngực khi chụp Xquang tuyến vú sẽ cần lưu ý với bác sĩ chuyên khoa.

Kiểm tra bằng MRI: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược  phẩm Mỹ khuyến cáo nên kiểm tra tình trạng túi ngực silicon với chụp MRI thường xuyên cứ 2 năm/lần, bắt đầu từ năm thứ 3 sau khi phẫu thuật.

Đặt túi ngực có thể cản trở việc cho con bú: Một số phụ nữ vẫn có thể cho con bú sữa mẹ bình thường sau khi đặt túi ngực, trong khi một số khác lại bị ảnh hưởng và không thể cho con bú.

Bạn có thể cần phẫu thuật bổ sung sau khi đặt túi ngực để giúp đôi gò bồng đảo của bạn đạt độ thẩm mỹ như mong muốn.

Điểm mấu chốt là gì?

Dựa trên giải phẫu vú của bạn, đặc điểm cơ thể và các yếu tố khác, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị một loại túi ngực phù hợp để có kết quả thẩm mỹ tối ưu. Nhưng kết quả của sự thảo  luận với bác sĩ phẫu thuật vẫn là do bạn lựa chọn và nên nhớ là đừng quên quan tâm tới sức khỏe của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật